Now you can Subscribe using RSS

Gửi địa chỉ mail của bạn

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2017

Trách nhiệm về an toàn lao động và vệ sinh lao động

Unknown
trach-nhiem-dam-bao-an-toan-lao-dong
Trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động

I/ Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1 - Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

   - Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.
   - Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các chế độ khác về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động, theo quy định của Nhà nước.
   - Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; phối hợp với công đoàn cơ sở xây dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên.
   - Xây dựng nội quy, quy trình an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với từng loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị, vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
   - Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với người lao động.
   - Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, theo tiêu chuẩn, chế độ quy định.
   - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp hoạt động.

2 - Quyền của người sử dụng lao động

   - Theo quy định của pháp luật lao động nước ta, trong việc thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
   - Buộc người lao động phải tuân thủ các quy định, nội quy, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
   - Khen thưởng người chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động.
   - Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quyết định của Thanh tra viên lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động nhưng vẫn phải chấp hành quyết định đó.

II/ Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1 - Nghĩa vụ của người lao động

   - Chấp hành các quy định, nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc, nhiệm vụ được giao.
   - Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị và cung cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất hoặc hư hỏng thì phải bồi thường.
   - Phải cáo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động.

2 - Quyền của người lao động

   - Theo quy định của pháp luật lao động nước ta, trong việc thực hiện an toàn lao động và vệ sinh lao động người lao động có các quyền sau đây:
   - Yêu cầu người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cải thiện điều kiện lao động, trang bị và cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân, huấn luyện, thực hiện biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động.
   - Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy nó có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe của mình và phải báo ngay với người phụ trách trực tiếp, từ chối trở lại nơi làm việc nói trên nếu những nguy cơ đó chưa được khắc phục.
   - Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi người sử dụng lao động vi phạm quy định của Nhà nước hoặc không thực hiện đúng các giao kết về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.

III/ Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động

Trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động thể hiện trên các khía cạnh sau:
Xây dựng chương trình quốc gia về bảo hộ lao động an toàn lao động, vệ sinh lao động
   - Chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - thương binh và Xã hội, Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Căn cứ vào chương trình này, hàng năm Bộ Lao động - thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính lập kinh phí đều tư cho chương trình để đưa vào kế hoạch ngân sách của Nhà nước.
Quản lý về an toàn lao động, vệ sinh lao động
   - Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi cả nước. Hội đồng quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động do Thủ tướng thành lập có nhiệm vụ tư vấn cho thủ tướng Chính phủ và tổ chức phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
   - Bộ Lao động - thương binh và Xã hội có trách nhiệm xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành văn bản pháp luật, các chính sách chế độ về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm nhà nước về an toàn lao động; ban hành tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; hướng dẫn chỉ đạo thực hiện thanh tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động; huấn luyện về an toàn lao động; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn lao động.
   - Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sức khỏe đối với các nghề, các công việc; thanh tra về vệ sinh lao động; tổ chức khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực vệ sinh lao động.
   - Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm quản lý thống nhất việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế xây dựng ban hành và quản lý thống nhất hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
   - Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo việc đưa nội dung an toàn lao động, vệ sinh lao động vào chương trình giảng dạy trong các trường đại học, các trường kỹ thuật, nghiệp vụ, quản lý và dạy nghề;
   - Các Bộ, ngành ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy phạm, an toàn lao động, vệ sinh lao động cấp ngành sau khi có thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế;
   - Việc quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng xạ, thăm dò khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý ngành đó chịu trách nhiệm có sự phối hợp của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Y tế;
   - Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý Nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động trong phạm vi địa phương mình; xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn, vệ sinh và cải thiện điều kiện lao động đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách của địa phương.

IV/ Thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động

   - Thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động là là một trong những hoạt động chuyên ngành của thanh tra Nhà nước về lao động.
   - Mục đích của thanh tra an toàn lao động là đảm bảo về tính mạng, sức khỏe đối với người lao động và đảm bảo an toàn về vận hành, sử dụng các phương tiện, thiết bị và nơi làm việc, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển của sản xuất kinh doanh.
   - Mục đích của thanh tra vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường lao động.
   - Thẩm quyền thanh tra nhà nước về an toàn lao động và vệ sinh lao động hiện nay là :

  • Bộ Lao động - thương binh và Xã hội và các cơ quan lao động địa phương thanh tra về an toàn lao động.
  • Bộ Y tế và các cơ quan Y tế địa phương thực hiện thanh tra vệ sinh lao động.

Ngoài ra, do tính chất đặc thù của một số lĩnh vực, ngành nghề như phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí; các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang...thì việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động sẽ do cơ quan quản lý ngành đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra Nhà nước về lao động.

V/ Vai trò của công đoàn trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động

   - Công đoàn là tổ chức đại diện cho tập thể người lao động nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Thẩm quyền của công đoàn biểu hiện ở các lĩnh vực, mức độ khác nhau phụ thuộc vào từng quan hệ cụ thể. Trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động, thẩm quyền của công đoàn thể hiện ở các mặt sau:
        + Công đoàn với chức năng đại diện cho người lao động tham gia với cơ quan Nhà nước hữu quan xây dựng pháp luật về bảo hộ lao động, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động, phối hợp với cơ quan Nhà nước hữu quan đề xuất chương trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật về bảo hộ lao động; giáo dục, tuyên truyền vận động người lao động chấp hành quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tham gia xét khen thưởng và xử lý việc vi phạm pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
        + Hiện nay ở nước ta có viện nghiên cứu khoa học bảo hộ lao động thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, cho nên có thể tham gia xây dựng cả chương trình nghiên cứu khoa học về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
        + Công đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước hữu quan và người sử dụng lao động thực hiện đúng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động; có quyền yêu cầu người có trách nhiệm tạm ngưng hoạt động ở những nơi có nguy cơ gây tai nạn lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động và có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý người có trách nhiệm để xảy ra tai nạn lao động.
        + Căn cứ tiêu chuẩn nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động. Công đoàn vận động xây dựng phong trào bảo đảm an toàn lao động và tổ chức mạng lưới an toàn viên, vệ sinh viên.

(Theo voer.edu.vn)

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

Các nguyên tắc của an toàn lao động, vệ sinh lao động

Unknown

Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ an toàn lao động, vệ sinh lao động

   - An toàn lao động, vệ sinh lao động là có liên quan trực tiếp đến đến sức khỏe, tính mạng của người lao động. Xuất phát từ tầm quan trọng này mà Nhà nước quy định nghiêm ngặt chế độ bảo hộ lao động từ khâu ban hành văn bản pháp luật đến tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm. Nhà nước giao cho cơ quan có thẩm quyền lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các đơn vị sử dụng lao động có nghĩa vụ cụ thể hóa các quy định này cho phù hợp với đơn vị minh và nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định này. Trong số 6 nhiệm vụ của thanh tra lao động thì nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành an toàn lao động, vệ sinh lao động được xếp hàng đầu.

   - Có thể nói trong số các chế định của pháp luật lao động, chế định về an toàn lao động, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc cao mà các chủ thể hầu như ít được thỏa thuận như các chế định khác.


Thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao động

Nguyên tắc thực hiện toàn diện và đồng bộ an toàn lao động, vệ sinh lao động thể hiện trên các mặt sau :

  • An toàn lao động và vệ sinh lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các khâu lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
  • An toàn lao động và vệ sinh lao động là trách nhiệm của không chỉ người sử dụng lao động mà còn của cả người lao động nhằm bảo đảm sức khỏe tính mạng của bản thân và môi trường lao động...
  • Bất kỳ ở đâu có tiếp xúc với máy móc, công cụ lao động... thì ở đó phải có an toàn lao động, vệ sinh lao động.
thuc-hien-cong-tac-an-toan-lao-dong
Thực hiện công tác an toàn lao động

Đề cao và đảm bảo quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động:

   - Công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động mang tính quần chúng rộng rãi, do vậy chúng là một nội dung quan trọng thuộc chức năng của bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động của tổ chức công đoàn.

   - Trong phạm vi chức năng và quyền hạn của mình, Công đoàn được quyền tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng chương trình quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao độngcũng như xây dựng pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Trong phạm vi đơn vị cơ sở, tổ chức công đoàn phối hợp với người sử dụng lao động tuyên truyền giáo dục người lao động tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Công đoàn còn tham gia thực hiện quyền kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động...

- Tôn trọng các quyền của công đoàn và đảm bảo để công đoàn làm tròn trách nhiệm của mình trong lĩnh vực an toàn lao động, vệ sinh lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động và các bên hữu quan.

(Theo voer.edu.vn)

Quy định an toàn vệ sinh lao động

Unknown
   - An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động.

I/ Khái niệm an toàn lao động, vệ sinh lao động

   - An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động.

   - Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúc trong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động.

   - An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động bao gồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài của người lao động.

   - An toàn lao động không tốt thì gây ra tai nạn lao động, vệ sinh lao động không tốt thì gây ra bệnh nghề nghiệp.

   - Trước đây, an toàn lao động, vệ sinh lao động là bộ phận nằm trong chế định bảo hộ lao động. Còn bảo hộ lao động được hiểu là những quy định của Nhà nước liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và các chế độ, thể lệ bảo hộ lao động khác. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa này thì bảo hộ lao động có ý nghĩa quá rộng và khó phân biệt với nhiều vấn đề khác của luật lao động, có chức năng chung là bảo vệ người lao động. Khi đó, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm lao động... đều thuộc phạm trù "bảo hộ lao động". Nếu dùng khái niệm "bảo hộ lao động" với nghĩa hẹp, chỉ bao gồm những quy định an toàn lao động và vệ sinh lao động thì không tương xứng với khái niệm này.

   - Chính vì vậy, trong Bộ Luật Lao động, tại chương IX dùng tiêu đề an toàn lao động và vệ sinh lao động. Như vậy, các quy định tại chương IX của Bộ luật Lao động sẽ chủ yếu đề cập đến an toàn, vệ sinh lao động. Tuy nhiên, an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hộ lao động có quan hệ mật thiết với nhau, do đó khi trong một chừng mực nhất định khi phân tích những vấn đề về an toàn lao động và vệ sinh lao động thì vấn đề bảo hộ lao động cũng sẽ được đề cập.

   - Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động và vệ sinh lao động là tổng hợp những quy phạm pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động.
an-toan-ve-sinh-lao-dong

II/ Ý nghĩa của việc quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

   - Việc quy định vấn đề an toàn lao động và vệ sinh lao động thành một chế định trong luật lao động có ý nghĩa có ý nghĩa quan trong trong thực tiễn.

Trước hết, nó biểu hiện sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề bảo đảm sức khỏe làm việc lâu dài cho người lao động.
Thứ hai, các quy định về đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động trong doanh nghiệp phản ánh nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động trong vấn đề bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Ví dụ : việc trang bị các phương tiện che chắn trong điều kiện có tiếng ồn, bụi...
Thứ ba, nó nhằm đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần cho người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ lao động. Cụ thể, việc tuân theo các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động đòi hỏi người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động phải đảm bảo các điều kiện này (Ví dụ: trang bị đồ bảo hộ lao động, thực hiện các chế độ phụ cấp...)
   - Đối tượng áp dụng chế độ ATLĐ và VSLĐ: Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động được áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng lao động, mọi công chức, viên chức, mọi người lao động kể cả người học nghề, tập nghề, thử việc trong các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, trong lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nước ngoài, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam.

(Theo voer.edu.vn)

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Sulfur dioxide ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta ra sao?

Unknown

Sulfur dioxide (SO2) là một chất khí không màu, phản ứng mạnh. Nó có mùi tương tự như mùi của que diêm được quẹt cháy. Khi được thải ra, sulfur dioxide có thể phản ứng với các chất ô nhiễm khác trong không khí tạo thành các hạt rắn mịn. Phân tử vật chất là các phân tử nhỏ thuộc dạng chất rắn hoặc chất lỏng bay trong không khí.

1/ Nguồn gốc

   - Sulfur dioxide có trong không khí từ những nguồn như khai thác dầu mỏ và khí đốt, hoạt động hàng hải, công nghiệp luyện kim...và qua các nguồn thiên nhiên như núi lửa phun trào, các vụ cháy rừng...

thu-pham-xa-khi-so2
Thủ phạm xả khí SO2

2/ Tác hại

   - Khí SO2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan với nước bọt, từ đó qua đường tiêu hoá để ngấm vào máu.
   - SO2 có thể kết hợp với các hạt nước nhỏ hoặc bụi ẩm để tạo thành các hạt axít H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ thống bạch huyết.
   - Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản ứng hoá học để làm giảm dự trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protêin, gây thiếu vitamin B và C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+ (kết tủa) gây tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản, khó thở.

nguoi-gia-han-che-tiep-xuc-khi-so2
Người già hạn chế tiếp xúc khí SO2

  - Những người bị bệnh hen suyễn, người già, trẻ em và người có thể chất yếu hoạt động ngoài trời tiếp xúc với sulfur dioxide dù rất ngắn cũng thấy khó thở, khò khè, tức ngực.

   - Ở mức độ cao, sulfur dioxide có thể gây thở khò khè, tức ngực, khó thở ngay cả ở những người khỏe mạnh không có bệnh hen suyễn, viêm hô hấp...
Bảo Châu/ moitruong.com.vn

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Văn phòng ô nhiễm khiến hiệu suất lao động giảm

Unknown

Theo nghiên cứu thì các loại vật liệu và sản phẩm trong tòa nhà, văn phòng đã làm ô nhiễm bầu không khí, khiến cho khả năng nhận thức và hiệu suất lao động bị giảm đáng kể.

   - Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã theo dõi quá trình làm việc của 24 người làm việc tại môi trường văn phòng trong suốt 6 ngày. Các ngày được chọn để tiến hành theo dõi nằm ở giữa tuần để tránh tác động của hiệu ứng thần kinh xảy ra vào ngày thứ 2 và thứ 6 vốn được cho là làm suy giảm hiệu suất lao động.

van-phong-o-nhiem-lam-viec-kem-hieu-qua
Văn phòng làm việc ô nhiễm khiến hiệu quả kém
 - Mỗi ngày, các nhà nghiên cứu sẽ thay đổi mức độ CO2 và các chất hữu cơ dễ bay hơi vốn có thể xuất hiện trong không gian làm việc thông thường có nguồn gốc từ đồ nội thất, ván sàn, máy lạnh, sơn tường,....
   - Các nhân viên này đều không biết được loại không khí mà họ đang hít thở vào những ngày này có chứa cái gì. Tuy nhiên mỗi buổi trưa họ sẽ được cho trải qua các bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng nhận thức, khả năng áp dụng các kỹ năng cần thiết phục vụ công việc.
   - Kết quả cho thấy, vào những ngày mà chất lượng không khí chứa ít CO2 và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thì hiệu quả làm việc cũng như khả năng nhận thức sẽ cao hơn 61%. Khi chất lượng không khí trở nên "xanh" hơn, tức là đã được làm trong lành bằng cách cắt giảm các chất gây ô nhiễm, thì khả năng nhận thức được tăng lên gấp đôi.
   - Từ đó, các nhà khoa học cho rằng chất lượng không khí có tác động lớn tới khả năng nhận thức, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không xác định tác động về dài hạn của các loại hóa chất này đến khả năng làm việc của người lào động.
   - Mặc dù một số loại hóa chất trước đây đã được xác định là có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người, thí dụ như amiang có khả năng gây bệnh phổi nếu hít trong thời gian dài, tuy nhiên tác động dài hạn về mặt nhận thức vẫn chưa được làm rõ.
   - Do đó, sắp tới các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo đuổi nghiên cứu nhằm kiểm tra tác động thật sự của chất lượng không khí trong văn phòng cả về ngắn hạn lẫn dài hạn nhằm đưa ra các biện pháp xử lý tốt hơn.

1/ Mắc bệnh từ hội chứng "văn phòng kín"

   - Theo nghiên cứu, thời gian chúng ta trong văn phòng chiếm từ 60% đến 80% cuộc đời. Trong đó, gần một nửa thời gian này dành cho những hoạt động diễn ra tại công sở.
   - Làm việc trong môi trường văn phòng hiện đại, không tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, nắng mưa, vậy mà bạn vẫn thấy mệt mỏi. Thực tế, bạn đã mắc phải một số bệnh thuộc hội chứng "văn phòng kín"
   - Môi trường làm việc khép kín, đầy đủ tiện nghi nhưng lại thiếu không khí trong lành, thiếu ánh sáng tự nhiên, sử dụng nhiều thiết bị có phóng xạ như máy tính, máy in... là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc nhiều bệnh lý đặc trưng. Biểu hiện của những chứng bệnh này thường chậm, không rõ rệt, thậm chí sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn bước khỏi nơi làm việc.

2/ Hội chứng đau ống cổ tay do sử dụng máy vi tính quá nhiều

   - Hội chứng này ngày càng trở nên phổ biến do số lượng người sử dụng máy vi tính không ngừng gia tăng. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do dùng chuột và bàn phím không đúng trong một thời gian dài. Điều đó gây chấn thương mạn tính vùng cổ tay, khuỷu và vai dẫn đến chèn ép thần kinh giữa. Thần kinh giữa chi phối cảm giác ngón trỏ, ngón giữa, phần gan bàn tay dưới hai ngón đó và chỉ huy vận động cho các cơ ngón tay, đặc biệt là vùng mô cái. Khi thần kinh này bị chèn ép, người bệnh thường có cảm giác tê, nóng bỏng và đau nhói ở tay.
   - Cơn đau có thể xuất hiện khi bạn đang chạy xe, cầm bút, thao tác trên máy tính hay lúc đang ngủ. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày do rối loạn vận động bàn tay, giảm sự khéo léo khi thực hiện các động tác, yếu và teo khối cơ ở vùng mô cái.
   - Để phòng tránh hội chứng ống cổ tay, bên cạnh việc ngồi đúng tư thế, bạn cần chú ý đặt bàn phiém và chuột ngang hoặc thấp hơn khuỷu tay. Hãy dành thời gian để các cơ nghỉ ngơi mỗi 45 phút một lần. Đồng thời thường xuyên xoa bóp để nâng sức bền và gia tăng tuần hoàn máu đến vùng vai, cổ, tay. Ngoài ra, nên dùng bổ sung vitamin B6.

3/ Những biểu diện bệnh lý liên quan đến thị lực do máy tính

   - Khô mắt là chứng bệnh thường gặp nhất đối với nhân viên văn phòng. Cảm giác có bụi bay vào mắt, cay rát, mỏi mắt khi đi đường hay đọc sách là những triệu chứng điển hình của bệnh.
   - Khi nhìn màn hình, mắt thường có khuynh hướng mở to hơn, bạn cũng ít chớp mắt hơn. Đây là nguyên nhân khiến mắt không đủ nước mắt để bôi trơn, dẫn tới việc mắt bị khô. Bên cạnh đó, ánh sáng phản chiếu từ màn hình máy tính cũng làm mắt bị mỏi.
   - Để hạn chế ảnh hưởng của máy vi tính lên mắt, bạn cần phải lựa chọn vị trí đặt màn hình thích hợp. Máy nên bố trí ở nơi có ánh sáng vừa phải. Khoảng cách từ màn hình đến mắt tuỳ thuộc vào thị lực và độ lớn của mình hình, trung bình từ 15cm đến 25 cm.
   - Để mắt không bị căng thẳng, bạn nên cho mắt nghỉ ngơi mỗi 45 phút sử dụng máy. Đồng thời, thường xuyên chớp mắt sẽ giúp nước mắt tiết ra nhiều hơn, tránh được tình trạng khô mắt.
   - Ngoài máy tính, không khí lạnh trong phòng cũng gây khô mắt. Để hạn chế, bạn nên thường xuyên nhỏ thuốc mát nhân tạo hoặc nước muối sinh lý.

3/ Không khí ngột ngạt gây nên các bệnh về đường hô hấp

   - Viêm mũi xoang là một bệnh lý phổ biến trong giới văn phòng với các biểu hiện như nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, ho kéo dài, hơi thở hôi, giảm hay mất khả năng cảm nhận mùi.
   - Nguyên nhân của bệnh là do bất thường cấu trúc giải phẫu, cơ địa dị ứng hay suy giảm chức năng của hệ thống niêm mạc lông chuyển dưới ảnh hưởng của vi khuẩn, khói thuốc lá, hoá chất, môi trường ô nhiễm...
   - Trong môi trường văn phòng, máy điều hoà giúp duy trì nhiệt độ vừa phải và tạp cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, do không gian hẹp, đông gnười, nhiều máy móc nhưng độ không khí thấp, việc sử dụng máy lạnh thường xuyên sẽ tạp điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phát triển và lây lan.
   - Bên cạnh đó, các loại máy văn phòng còn thải ra nhiều phân tử li ti, gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Vì vậy, bạn nên thường xuyên dọn dẹp văn phòng. Bố trí những thiết bị như máy in, máy photocopy ở khu vực riêng biệt, thoáng khí.
   - Mở cửa khoảng 30 phút ngay đầu giờ làm việc giúp không khí lưu thông tốt hơn. Thỉnh thoảng bạn nên ra ngoài, hít thở không khí trong lành trong khoảng 15 phút. Một nghiên cứu cũng cho thấy để cây xanh trong văn phòng sẽ giúp hạn chế bớt tác hại.

4/ Mắc các chứng bệnh về đường tiêu hoá do ít vận động

   - Người làm công việc văn phòng, ngồi lâu một chỗ hoặc ít đi lại thường hay bị chứng táo bón hơn những người khác. Bên cạnh đó, suy nghĩ căng thẳng và thói quen ăn uống thất thường là những yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

5/ Một chứng bệnh khác là trĩ

   - Ngồi nhiều sẽ làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và ống hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Để phòng tránh, bạn nên cố gắng di chuyển thường xuyên trong văn phòng. Đồng thời kết hợp các động tác đơn giản tại chỗ lúc rảnh rỗi. Đây được xem là phương pháp phòng bệnh hữu hiệu. Sau một ngày làm việc, bạn nên chọn môn thể thao phù hợp và tập luyện đều đặn để tăn cường vận động cơ thể. Hãy sắp xếp công việc khoa học, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây.

6/ Môi trường máy lạnh khiến da bị mất nước, trở nên khô ráp

   - Một nghiên cứu cho thấy hơn 90% nhân viên văn phòng bị khô da.
   - Hiện tượng này tuy không gây hại nhiều nhưng lại ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khiến da sớm bị lão hoá. Do đó, đây là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm.
   - Để khắc phục, bạn nên uống nhiều nước. Đồng thời thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm da.
   - Đặt một bát nước trên bàn làm việc là một biện pháp rất đơn giản nhưng có công dụng bảo vệ da rất tốt. Hơi nước bốc lên sẽ giúp hạn chế tình trạng khô da.

7/ Ngồi không đúng tư thế ảnh hưởng không tốt đến cột sống

   - Do đặc thù của công việc, nhân viên văn phòng thường phải ngồi bàn làm việc lâu. Thế nhưng rất ít ai chọn cho mình một tư thế ngồi đúng. Đa số đều khuynh hướng ngồi khom lưng hay nghiêng sang một bên.
   - Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến biến dạng cột sống, thoát vị đĩa đệm và nhiều biến chứng khác. Các triệu chứng thường gặp là đau nhức vùng cổ, gáy, đau vai, đau cánh tay, đau chân, khó khăn trong việc gấp duỗi cánh tay hay đi lại.
   - Để tránh ảnh hưởng không tốt đến cột sống, bạn nên tập ngồi đúng tư thế. Cổ, lưng, thắt lưng phải nằm cùng trên một đường thẳng, đùi đặt thẳng góc với cột sống.
   - Nên chọn bàn phù hợp với chiều cao của mình để tránh phải khom người khi làm việc. Ghế ngồi cao vừa phải để chân có thể chạm đất một cách dễ dàng, đồng thời phải có lưng tựa êm ái nhưng vững chắc nhằm tạo cảm giác thoải mái khi ngồi lâu.

Mai Anh (TH theo Tinhtte/Phongcach)
(Nguồn http://moitruong.com.vn/)

Coprights @ 2016, Blogger Templates Designed By Templateism | Distributed By Gooyaabi Templates Edited