Now you can Subscribe using RSS

Gửi địa chỉ mail của bạn

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Sulfur dioxide ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta ra sao?

Unknown

Sulfur dioxide (SO2) là một chất khí không màu, phản ứng mạnh. Nó có mùi tương tự như mùi của que diêm được quẹt cháy. Khi được thải ra, sulfur dioxide có thể phản ứng với các chất ô nhiễm khác trong không khí tạo thành các hạt rắn mịn. Phân tử vật chất là các phân tử nhỏ thuộc dạng chất rắn hoặc chất lỏng bay trong không khí.

1/ Nguồn gốc

   - Sulfur dioxide có trong không khí từ những nguồn như khai thác dầu mỏ và khí đốt, hoạt động hàng hải, công nghiệp luyện kim...và qua các nguồn thiên nhiên như núi lửa phun trào, các vụ cháy rừng...

thu-pham-xa-khi-so2
Thủ phạm xả khí SO2

2/ Tác hại

   - Khí SO2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan với nước bọt, từ đó qua đường tiêu hoá để ngấm vào máu.
   - SO2 có thể kết hợp với các hạt nước nhỏ hoặc bụi ẩm để tạo thành các hạt axít H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ thống bạch huyết.
   - Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản ứng hoá học để làm giảm dự trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protêin, gây thiếu vitamin B và C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+ (kết tủa) gây tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản, khó thở.

nguoi-gia-han-che-tiep-xuc-khi-so2
Người già hạn chế tiếp xúc khí SO2

  - Những người bị bệnh hen suyễn, người già, trẻ em và người có thể chất yếu hoạt động ngoài trời tiếp xúc với sulfur dioxide dù rất ngắn cũng thấy khó thở, khò khè, tức ngực.

   - Ở mức độ cao, sulfur dioxide có thể gây thở khò khè, tức ngực, khó thở ngay cả ở những người khỏe mạnh không có bệnh hen suyễn, viêm hô hấp...
Bảo Châu/ moitruong.com.vn

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

Văn phòng ô nhiễm khiến hiệu suất lao động giảm

Unknown

Theo nghiên cứu thì các loại vật liệu và sản phẩm trong tòa nhà, văn phòng đã làm ô nhiễm bầu không khí, khiến cho khả năng nhận thức và hiệu suất lao động bị giảm đáng kể.

   - Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã theo dõi quá trình làm việc của 24 người làm việc tại môi trường văn phòng trong suốt 6 ngày. Các ngày được chọn để tiến hành theo dõi nằm ở giữa tuần để tránh tác động của hiệu ứng thần kinh xảy ra vào ngày thứ 2 và thứ 6 vốn được cho là làm suy giảm hiệu suất lao động.

van-phong-o-nhiem-lam-viec-kem-hieu-qua
Văn phòng làm việc ô nhiễm khiến hiệu quả kém
 - Mỗi ngày, các nhà nghiên cứu sẽ thay đổi mức độ CO2 và các chất hữu cơ dễ bay hơi vốn có thể xuất hiện trong không gian làm việc thông thường có nguồn gốc từ đồ nội thất, ván sàn, máy lạnh, sơn tường,....
   - Các nhân viên này đều không biết được loại không khí mà họ đang hít thở vào những ngày này có chứa cái gì. Tuy nhiên mỗi buổi trưa họ sẽ được cho trải qua các bài kiểm tra nhằm đánh giá khả năng nhận thức, khả năng áp dụng các kỹ năng cần thiết phục vụ công việc.
   - Kết quả cho thấy, vào những ngày mà chất lượng không khí chứa ít CO2 và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi thì hiệu quả làm việc cũng như khả năng nhận thức sẽ cao hơn 61%. Khi chất lượng không khí trở nên "xanh" hơn, tức là đã được làm trong lành bằng cách cắt giảm các chất gây ô nhiễm, thì khả năng nhận thức được tăng lên gấp đôi.
   - Từ đó, các nhà khoa học cho rằng chất lượng không khí có tác động lớn tới khả năng nhận thức, ít nhất là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không xác định tác động về dài hạn của các loại hóa chất này đến khả năng làm việc của người lào động.
   - Mặc dù một số loại hóa chất trước đây đã được xác định là có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người, thí dụ như amiang có khả năng gây bệnh phổi nếu hít trong thời gian dài, tuy nhiên tác động dài hạn về mặt nhận thức vẫn chưa được làm rõ.
   - Do đó, sắp tới các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo đuổi nghiên cứu nhằm kiểm tra tác động thật sự của chất lượng không khí trong văn phòng cả về ngắn hạn lẫn dài hạn nhằm đưa ra các biện pháp xử lý tốt hơn.

1/ Mắc bệnh từ hội chứng "văn phòng kín"

   - Theo nghiên cứu, thời gian chúng ta trong văn phòng chiếm từ 60% đến 80% cuộc đời. Trong đó, gần một nửa thời gian này dành cho những hoạt động diễn ra tại công sở.
   - Làm việc trong môi trường văn phòng hiện đại, không tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, nắng mưa, vậy mà bạn vẫn thấy mệt mỏi. Thực tế, bạn đã mắc phải một số bệnh thuộc hội chứng "văn phòng kín"
   - Môi trường làm việc khép kín, đầy đủ tiện nghi nhưng lại thiếu không khí trong lành, thiếu ánh sáng tự nhiên, sử dụng nhiều thiết bị có phóng xạ như máy tính, máy in... là nguyên nhân khiến bạn dễ mắc nhiều bệnh lý đặc trưng. Biểu hiện của những chứng bệnh này thường chậm, không rõ rệt, thậm chí sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn bước khỏi nơi làm việc.

2/ Hội chứng đau ống cổ tay do sử dụng máy vi tính quá nhiều

   - Hội chứng này ngày càng trở nên phổ biến do số lượng người sử dụng máy vi tính không ngừng gia tăng. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do dùng chuột và bàn phím không đúng trong một thời gian dài. Điều đó gây chấn thương mạn tính vùng cổ tay, khuỷu và vai dẫn đến chèn ép thần kinh giữa. Thần kinh giữa chi phối cảm giác ngón trỏ, ngón giữa, phần gan bàn tay dưới hai ngón đó và chỉ huy vận động cho các cơ ngón tay, đặc biệt là vùng mô cái. Khi thần kinh này bị chèn ép, người bệnh thường có cảm giác tê, nóng bỏng và đau nhói ở tay.
   - Cơn đau có thể xuất hiện khi bạn đang chạy xe, cầm bút, thao tác trên máy tính hay lúc đang ngủ. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động hàng ngày do rối loạn vận động bàn tay, giảm sự khéo léo khi thực hiện các động tác, yếu và teo khối cơ ở vùng mô cái.
   - Để phòng tránh hội chứng ống cổ tay, bên cạnh việc ngồi đúng tư thế, bạn cần chú ý đặt bàn phiém và chuột ngang hoặc thấp hơn khuỷu tay. Hãy dành thời gian để các cơ nghỉ ngơi mỗi 45 phút một lần. Đồng thời thường xuyên xoa bóp để nâng sức bền và gia tăng tuần hoàn máu đến vùng vai, cổ, tay. Ngoài ra, nên dùng bổ sung vitamin B6.

3/ Những biểu diện bệnh lý liên quan đến thị lực do máy tính

   - Khô mắt là chứng bệnh thường gặp nhất đối với nhân viên văn phòng. Cảm giác có bụi bay vào mắt, cay rát, mỏi mắt khi đi đường hay đọc sách là những triệu chứng điển hình của bệnh.
   - Khi nhìn màn hình, mắt thường có khuynh hướng mở to hơn, bạn cũng ít chớp mắt hơn. Đây là nguyên nhân khiến mắt không đủ nước mắt để bôi trơn, dẫn tới việc mắt bị khô. Bên cạnh đó, ánh sáng phản chiếu từ màn hình máy tính cũng làm mắt bị mỏi.
   - Để hạn chế ảnh hưởng của máy vi tính lên mắt, bạn cần phải lựa chọn vị trí đặt màn hình thích hợp. Máy nên bố trí ở nơi có ánh sáng vừa phải. Khoảng cách từ màn hình đến mắt tuỳ thuộc vào thị lực và độ lớn của mình hình, trung bình từ 15cm đến 25 cm.
   - Để mắt không bị căng thẳng, bạn nên cho mắt nghỉ ngơi mỗi 45 phút sử dụng máy. Đồng thời, thường xuyên chớp mắt sẽ giúp nước mắt tiết ra nhiều hơn, tránh được tình trạng khô mắt.
   - Ngoài máy tính, không khí lạnh trong phòng cũng gây khô mắt. Để hạn chế, bạn nên thường xuyên nhỏ thuốc mát nhân tạo hoặc nước muối sinh lý.

3/ Không khí ngột ngạt gây nên các bệnh về đường hô hấp

   - Viêm mũi xoang là một bệnh lý phổ biến trong giới văn phòng với các biểu hiện như nhức đầu, ngạt mũi, sổ mũi, ho kéo dài, hơi thở hôi, giảm hay mất khả năng cảm nhận mùi.
   - Nguyên nhân của bệnh là do bất thường cấu trúc giải phẫu, cơ địa dị ứng hay suy giảm chức năng của hệ thống niêm mạc lông chuyển dưới ảnh hưởng của vi khuẩn, khói thuốc lá, hoá chất, môi trường ô nhiễm...
   - Trong môi trường văn phòng, máy điều hoà giúp duy trì nhiệt độ vừa phải và tạp cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, do không gian hẹp, đông gnười, nhiều máy móc nhưng độ không khí thấp, việc sử dụng máy lạnh thường xuyên sẽ tạp điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phát triển và lây lan.
   - Bên cạnh đó, các loại máy văn phòng còn thải ra nhiều phân tử li ti, gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp. Vì vậy, bạn nên thường xuyên dọn dẹp văn phòng. Bố trí những thiết bị như máy in, máy photocopy ở khu vực riêng biệt, thoáng khí.
   - Mở cửa khoảng 30 phút ngay đầu giờ làm việc giúp không khí lưu thông tốt hơn. Thỉnh thoảng bạn nên ra ngoài, hít thở không khí trong lành trong khoảng 15 phút. Một nghiên cứu cũng cho thấy để cây xanh trong văn phòng sẽ giúp hạn chế bớt tác hại.

4/ Mắc các chứng bệnh về đường tiêu hoá do ít vận động

   - Người làm công việc văn phòng, ngồi lâu một chỗ hoặc ít đi lại thường hay bị chứng táo bón hơn những người khác. Bên cạnh đó, suy nghĩ căng thẳng và thói quen ăn uống thất thường là những yếu tố thuận lợi dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng.

5/ Một chứng bệnh khác là trĩ

   - Ngồi nhiều sẽ làm gia tăng áp lực trong ổ bụng và ống hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Để phòng tránh, bạn nên cố gắng di chuyển thường xuyên trong văn phòng. Đồng thời kết hợp các động tác đơn giản tại chỗ lúc rảnh rỗi. Đây được xem là phương pháp phòng bệnh hữu hiệu. Sau một ngày làm việc, bạn nên chọn môn thể thao phù hợp và tập luyện đều đặn để tăn cường vận động cơ thể. Hãy sắp xếp công việc khoa học, ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây.

6/ Môi trường máy lạnh khiến da bị mất nước, trở nên khô ráp

   - Một nghiên cứu cho thấy hơn 90% nhân viên văn phòng bị khô da.
   - Hiện tượng này tuy không gây hại nhiều nhưng lại ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, khiến da sớm bị lão hoá. Do đó, đây là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm.
   - Để khắc phục, bạn nên uống nhiều nước. Đồng thời thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm da.
   - Đặt một bát nước trên bàn làm việc là một biện pháp rất đơn giản nhưng có công dụng bảo vệ da rất tốt. Hơi nước bốc lên sẽ giúp hạn chế tình trạng khô da.

7/ Ngồi không đúng tư thế ảnh hưởng không tốt đến cột sống

   - Do đặc thù của công việc, nhân viên văn phòng thường phải ngồi bàn làm việc lâu. Thế nhưng rất ít ai chọn cho mình một tư thế ngồi đúng. Đa số đều khuynh hướng ngồi khom lưng hay nghiêng sang một bên.
   - Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến biến dạng cột sống, thoát vị đĩa đệm và nhiều biến chứng khác. Các triệu chứng thường gặp là đau nhức vùng cổ, gáy, đau vai, đau cánh tay, đau chân, khó khăn trong việc gấp duỗi cánh tay hay đi lại.
   - Để tránh ảnh hưởng không tốt đến cột sống, bạn nên tập ngồi đúng tư thế. Cổ, lưng, thắt lưng phải nằm cùng trên một đường thẳng, đùi đặt thẳng góc với cột sống.
   - Nên chọn bàn phù hợp với chiều cao của mình để tránh phải khom người khi làm việc. Ghế ngồi cao vừa phải để chân có thể chạm đất một cách dễ dàng, đồng thời phải có lưng tựa êm ái nhưng vững chắc nhằm tạo cảm giác thoải mái khi ngồi lâu.

Mai Anh (TH theo Tinhtte/Phongcach)
(Nguồn http://moitruong.com.vn/)

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Hiểm họa từ độc chì và cách phòng tránh

Unknown

Chì là một kim loại nặng có màu xám xanh, được sử dụng trong rất nhiều hoạt động sản xuất của con người như chế tạo xe hơi, đạn dược, thuốc nhuộm… Chì rất dễ tích tụ vào nước và đất, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật trong khu vực.

lay-chi-tu-acquy
Lấy chì từ ắc quy tại làng Đông Mai (xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên)

Những con đường nhiễm độc chì

chi-tu-son-moi
Bạn cũng có thể nhiễm chì qua mỹ phẩm.
 - Khi sinh sống ở những khu vực ô nhiễm chì, bạn có thể tích tụ lượng chì lớn trong cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau. Trước hết là qua đường hô hấp, việc hít thở nguồn không khí nhiễm chì sẽ đưa kim loại này vào cơ thể, chủ yếu ở phổi và máu.
rau-muong-nhiem-doc-chi
Rau muống trồng tại ruộng có nguy cơ nhiễm độc chì.
  - Việc ăn các thực phẩm nhiễm chì hoặc mút chì dính trên tay sẽ khiến cơ thể tích tụ độc tố. Một số thuốc không rõ nguồn gốc có chứa chì như thuốc cam, người dùng trực tiếp đưa chất độc vào trong. Khi đói, lượng chì chuyển vào máu đến 60%, với người no thì chỉ 6%.

Sự độc hại của chì đối với sức khỏe

    - Chì có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và đường miệng. Chì và hơi chì làm cho mắt, cổ họng và mũi đau rát khi tiếp xúc. Chì cũng gây ra các triệu chứng như nhức đầu, cáu kỉnh, giảm trí nhớ, mất ngủ… Tiếp xúc với chì thường xuyên sẽ dẫn đến nhiễm độc chì. Các triệu chứng của nhiễm độc chì là ăn không ngon, sụt cân, buồn nôn, đau bụng, vận động khó khăn, bị “chuột rút”, tăng nguy cơ cao huyết áp, về lâu về dài sẽ gây ra các bệnh về thận, tổn hại cho não và gây ra bệnh thiếu máu.
nhiem-doc-chi
Hình ảnh một người bị nhiễm chì nặng.
 - Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và qua da. Thủy ngân sẽ gây nên cảm giác rát cho da và mắt khi tiếp xúc. Khi hít phải hơi thủy ngân sẽ khiến bị ho, đau tức ngực, có cảm giác đau rát ở phổi và gây khó thở. Tiếp xúc với thủy ngân thường xuyên sẽ bị nhiễm độc thủy ngân. Triệu chứng của nhiễm độc thủy ngân là tay chân bị run, giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mờ mắt và bị các chứng bệnh về thận.
   - Chì có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới, chúng còn có tác hại đối với thai nhi.
   - Theo WHO, nhiễm độc chì gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em. Thống kê của WHO cho thấy khoảng 600.000 các ca chậm phát triển hàng năm trong trẻ em do nhiễm độc chì. Điều đáng chú ý là có tới 99% trẻ em bị nhiễm chì đến từ các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Một số biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc chì và thủy ngân tại nhà:

- Chọn và dùng các loại sơn cho cả nội thất và ngoại thất không sử dụng chì và thủy ngân.
- Mua các vật dụng gia đình: đồ pha lê, đồ gốm hoặc đồ chơi cho trẻ em có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo không sử dụng chì và thủy ngân trong quá trình sản xuất.
- Có chế độ ăn thích hợp có nhiều chất sắt, calci, vitamin C để giúp cơ thể chống chì.
- Không cho trẻ gặm vành cửa sổ hoặc các vật dụng có sơn.

- Thường xuyên rửa tay.
- Để nước trong vòi chảy độ 60 giây, trước khi hứng vô chai lọ. Khoảng một tháng một lần, tháo và chùi bộ phận lọc của vòi nước để loại bỏ chất cặn.

Hằng Cao/TH
(nguồn moitruong.com.vn)

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

SO SÁNH GIỮA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI DÙNG CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VỚI MBR

Unknown

Nước là tài nguyên quý giá và cần được bảo vệ. Nước thải ngày nay đang là một vấn đề rất đáng quan tâm của toàn cầu, nước bị ô nhiễm ở nhiều nơi và địa điểm khác nhau. Chính vì vậy, xử lý nước thải đang là vấn đề cấp bách và cần thiết. Tuy nhiên, để khắc phục tốt hơn về tình trạng này thì chúng ta phải áp dụng nhiều công nghệ xử lý nước hiện đại và cải tiến hơn, có hiệu quả hơn, điển hình như công nghệ màng MBR. Để biết thêm về sự hiệu quả của công nghệ này, chúng ta có thể so sánh với công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học.

A. Công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc MBR

    - Công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc MBR được xem là công nghệ xử lý nước thải triển vọng nhất hiện nay. Xử lý nước thải bằng công nghệ này là một kỹ thuật mới dựa trên việc ứng dụng kết hợp bể sinh học bùn hoạt tính lơ lửng Aerotank và màng vi sinh sợi rỗng MBR. Trong điều kiện bể bùn hoạt tính lơ lửng Aerotank, khí được cấp liên tục giúp các vi sinh vật sống, tăng trưởng, xử lý các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cùng các vi sinh vật sinh ra từ quá trình sinh học hiếu khí sẽ được giữ lại thông qua cơ chế màng vi lọc. Màng vi lọc có kích thước lỗ màng nhỏ sẽ giữ lại bùn, các chất bẩn, vi sinh sau cơ chế Aerotank có kích thước hơn trong màng và chỉ cho nước thải đi qua, do đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian mà không cần phải xây bể lắng và bể khử trùng phía sau..
    - Không những thế, công nghệ màng MBR còn sử dụng mật độ bùn vi sinh (MLSS) cao hơn, từ đó giảm thể tích bể sinh học, làm tăng hiệu quả sử lý và giảm sốc tải.

Ưu điểm nổi bậc của màng vi sinh


  • Ưu điểm quan trọng nhất của quá trình màng vi sinh vật là dễ dàng trong vận hành hệ thống xử lý.
  • Sử dụng mật độ bùn vi sinh cao nên giảm được thể tích bể sinh học, làm tăng hiệu quả xử lý và sốc tải. Tăng hiệu quả vi sinh học từ 10 – 30%.
  • Thờ gian lưu nước ngắn (với bể sinh học hiếu khí thông thường thời gian lưu nước tư 6 đến 14 giờ).
  • Thời gian lưu bùn dài và tải trọng hữu cơ cao.
  • Bùn hoạt tính tăng từ 2 đến 3 lần.
  • Không cần công đoạn lắng thứ cấp (lắng đợt 2) và công đoạn khử trùng nước thải sau xử lý.
  • Không cần phải sử dụng các biện pháp ngăn ngừa bùn nổi và đặc biệt là không cần phải kiểm soát tỷ số F/M (cơ chất/sinh khối).
  • Kích thước lỗ nhỏ từ 0.01 đến 0.2 micromet nên có thể loại bỏ được tất cả vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước nhỏ, các khuẩn Coliform và khuẩn E.coli.
  • Màng được thiết kế dưới dạng modun rất hiệu quả và hệ thống giảm thiểu được sự tắc nghẽn.
  • Màng được chế tạo bằng phương pháp kéo đặc biệt nên rất chắc, sẽ không bị đứt do tác động của dòng khí xáo trộn mạnh trong bể sục khí.
  • Thân màng được phủ một lớp Polymer thấm nước thuộc nhóm Hydroxyl, vì vậy màng không bị hư khi dùng Chlorine để tẩy rửa.
  • Đem lại lợi ích về kinh tế tiết kiệm được nhiều chi phí: giảm được chi phí xây dựng nhờ không cần bể lắng, bể khử trùng, giảm thể tích chứa bùn; Tiêu thụ điện năng của công nghệ này cũng rất ít so với các công nghệ khác và đã được cấp chứng nhận “ Công nghệ môi trường mới”; phí thải bùn cũng giảm nhờ tuần hoàn hết ¼ và lượng bùn dư rất nhỏ.
  • Quy trình vận hành và điều khiển lắp đặt tự động; quy trình này có thể được kết nối giữa văn phòng sử dụng. Do vậy, có thể điều khiển, kiểm soát vận hành từ xa và thậm chí có thể thông qua mạng internet.
  • Bảo trì, bảo dưỡng thuận tiện: Có thể kiểm soát quy trình mà chỉ cần đồng hồ áp lực hoặc lưu lượng; cấu tạo gồm những bộ lọc đơn ghép lại nen thay thế rất dễ dàng, quá trình làm sạch, sửa chữa, bảo trì và kiểm tra rất thuận tiện. 
  • Ngoài ra, còn phải kể đến sự ổn định của chất lượng nước sau xử lý như: có thể thiết kế để ứng dụng cho nhiều lĩnh vực với những đặc thù riêng, đáp ứng được tiêu chuẩn khắc khe về chất lượng nước đầu ra (Coliform, E.coli…) nhờ vào hiệu suất khử chất lơ lửng và vi sinh cấp độ cao. Cho phép tái sử dụng nguồn nước: nước thải được xử lý ngay tại nguồn và được loại bỏ hết vi sinh vật nên có thể sử dụng cho các hoạt động như tưới tiêu hoặc nhà vệ sinh.

Nhược điểm của MBR


  • Không có khả năng điều khiển sinh khối, không có khả năng kiểm soát được sinh khối do không thể kiểm soát được thời gian lưu bùn và do đó không kiểm soát được các loài vi sinh vật có trong màng. 
  • Tốc độ làm sạch có thể bị hạn chế bởi quá trình khuếch tán.
  • Tuy nhiên, nếu sử dụng vật liệu làm giá thể phải có diện tích bề mặt riêng lớn. Thêm vào đó vận tốc nước chảy trên bề mặt màng phải đủ lớn để duy trì bề dày hiệu quả của màng thích hợp để tăng cường khả năng khuếch tán của cơ chất và oxy vào trong lớp màng. Hơn nữa cần phải thiết kế thiết bị xử lý sao cho vận tốc nước chảy đều mọi nơi trong khối vật liệu đệm. 

B.CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

    - Bản chất của phương pháp hóa học trong quá trình xử lý nước thải là áp dựng các quá trình vật lý và hóa học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động với các chất bẩn, biến đổi hóa học tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc các chất hòa tan nhưng không độc hại hoặc ô nhiễm môi trường.
    - Các phương pháp hóa học xử lý nước thải gồm có: trung hòa, oxy hóa và khử. Tất cả các phương pháp này đều dùng tác nhân hóa học nên tốn nhiều tiền. Vì vậy, người ta sử dụng các phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống nước khép lín.
    - Đôi khi phương pháp này còn được dùng để xử lý sơ bộ trước khi sử lý sinh học hoặc sau xử lý sinh học công đoạn này như một phương pháp xử lý nước lần cuối để thải vào nguồn tiếp nhận.

Ưu điểm của phương pháp hóa học


  • Hiệu quả xử lý cao.
  • Nguyên liệu các hoá chất dễ kiếm.
  • Dễ sử dụng và quản lý.
  • Không gian xử lý nhỏ.

Nhược điểm của phương pháp hóa học


  • Chi phí hóa chất cao, đặc biệt nếu trong quá trình oxy hóa, các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hơn và tách ra khỏi nước thải. Quá trình này tiêu tốn một lượng lớn tác nhân hóa học, do đó quá trình oxy hóa học chỉ được dùng trong những trường hợp khi các tạp chất gây nhiễm bẩn trong nước thải không thể tách bằng những phương pháp khác.
  • Có khả năng tạo ra một số chất ô nhiễm thứ cấp.
  • Chi phí vận hành cao và vận hành phức tạp hơn.

So sánh hai phương pháp

CÔNG NGHỆ MBR

Ưu điểm


  • Hiệu quả xử lý cao.
  • Diện tích xây dựng nhỏ gọn, chi phí xây dựng thấp nên rất thích hợp cho việc cải tạo, nâng cấp
  • Công nghệ thiết bị đơn giản, vận hành tự động hóa.
  • Chi phí đầu tư thấp.
  • Chi phí vận hành thấp.
  • Không cần hóa chất khử trùng.
  • Không cần phải kiểm soát bùn nổi và tỷ số F/M (cơ chất/sinh khối).
  • Cho phép tái sử dụng nguồn nước: nước thải được xử lý ngay tại nguồn và được loại bỏ hết vi sinh vật nên có thể sử dụng cho các hoạt động như tưới tiêu hoặc nhà vệ sinh.

Nhược điểm


  • Không có khả năng kiểm soát được sinh khối do không thể kiểm soát được thời gian lưu bùn và do đó không kiểm soát được các loài vi sinh vật có trong màng.
  • Tốc độ làm sạch có thể bị hạn chế bởi quá trình khuếch tán.

CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Ưu điểm


  • Hiệu quả xử lý cao.
  • Nguyên liệu các hoá chất dễ kiếm.
  • Dễ sử dụng và quản lý.
  • Không gian xử lý nhỏ.

Nhược điểm


  • Chi phí hóa chất cao, tốn nhiều hóa chất.
  • Chi phí vận hành cao và vận hành phức tạp.
  • Tốn nhiều diện tích và chi phí xây dựng cao.
  • Có khả năng tạo ra một số chất ô nhiễm thứ cấp.
Sau khi so sánh hai công nghệ, chúng ta có thể thấy được sử dụng phương pháp MBR có ưu việt hơn phương pháp hóa học cả về chi phí, diện tích xây dựng và hiệu quả xử lý tốt hơn.
(Nguồn: http://diendanmoitruong.vn/)

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Xử lý ô nhiễm môi trường đất và nước bằng cỏ Hương lau (Phần 2)

Unknown

II/ Đặc thù của cỏ Vetiver (tiếp theo)

- Ở Ôxtrâylia 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một nhà máy chế biến lương thực và 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một lò mổ sản xuất thịt bò

- Ở Srilanka, nhà máy sản xuất pin, bóng đèn, mực in Mn, Fe, Cu, Zn, Pb, 30-50%

– Xử lý nước thải chăn nuôi: Trung Quốc là nước nuôi nhiều lợn nhất trên thế giới. Năm 1998, chỉ riêng tỉnh Quảng Đông có tới 1.600 trại nuôi lợn, trong đó hơn 130 trại sản xuất hơn 10.000/trại con Lợn thịt mỗi năm. Mỗi trại lợn này xả ra 100 – 150 tấn chất thải mỗi ngày, kể cả phân lợn tập trung từ các lò mổ, chứa rất nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Xử lý nước thải ở các trại lợn là một trong những vấn đề bức xúc nhất ở những khu vực đông dân cư tại đất nước này. Vấn đề đã được giải quyết bằng việc sử dụng cỏ vetiver tạo ra các vùng đất ngập nước, chất thải được phân hủy phần lớn tại các đồng cỏ ngập nước này và chất lượng môi trường đã được cải thiện.
– Chặn giữ bùn đất và các hóa chất nông nghiệp bị rửa trôi từ đồng ruộng: Ở Thái Lan, một số thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoàng gia Huai Sai (tỉnh Phetchaburi) cho thấy, cỏ Vetiver trồng thành nhiều hàng theo đường đồng mức trên đất dốc có tác dụng như một đập nước sống.

 Việt Nam bước đầu thử nghiệm tại nhà máy chế biến hải sản. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Nitơ tổng trong nước thải giảm 88% sau 48 giờ và giảm 91% sau 72 giờ, hàm lượng Phốtpho tổng giảm 80% sau 48 giờ và 82% sau 72 giờ.

2/ Bảo vệ đất

trong-co-vetiver-bao-ve-dat
Trồng cỏ Hương Lau - Vetiver bảo vệ đất

   - Ổn định đường cao tốc, đường ray xe lửa: Sử dụng công nghệ cỏ Vetiver trong lĩnh vực này vì chi phí rất thấp chỉ bằng khoảng 15% của biện pháp kỹ thuật thông thường dùng bê tông hoặc tường đá, với kỹ thuật đơn giản, có hiệu quả cao nhất, dễ dàng duy trì biện pháp sinh học để ổn định các trụ chống, tường, cống, kênh tiêu. Đặc biệt đường cao tốc và đường ray xe lửa thường đi qua các đồi núi, đồng ruộng… là những nơi chảy có dòng chảy tập trung với lượng nước rất cao, do đó thường hay bị xói mòn và sạt lở rất nghiêm trọng.

   - Ổn định đê điều trong Nông nghiệp: Ổn định đê điều ven sông ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long để chống xói mòn và sạt lỡ do bão, lũ lụt ở những vùng đê ven biển, những vùng đồng bằng thấp thường hay bị nước mặn xâm nhập khi bị thủy triều lên cao và bão. Khác với cây rễ lớn lúc sống có thể phá hại tường đê và lúc chết đi thì tạo thành đường hầm gây xói lỡ. Hệ thống rễ mảnh của cỏ Vetiver và đặc tính liên kết của nó làm cấu trúc tường vững bền lâu dài và đồng thời làm giảm tối đa sự xói mòn do lũ lụt. Cỏ Vetiver đã được sử dụng thành công để ổn định các tường đập ở Úc và Zimbabwe.

   - Ổn định các thềm trên các sườn dốc: Nhằm tạo ra các luống trồng cây lương thực hoặc cây ăn quả có giá trị cao trên những vùng đất trước đây đốt nương làm rẫy nay đã thoái hóa. Khi trồng cỏ Vetiver ở sườn dốc thì cỏ sẽ phát triển thành một hệ thống chống chịu và phục hồi những khu đất bị xói mòn mạnh và làm giảm sự lan rộng xói mòn này trong thực tế.
   - Ổn định Sông, kênh rạch, đường thủy: Sự lưu thông của tàu bè, thuyền máy trên các châu thổ sông chính, đặc biệt là châu thổ sông Mêkông thì thường tạo thành sóng và gây xói mòn và sạt lỡ rất nghiêm trọng. Do đó khi trồng cỏ Vetiver ở hai bên bờ sông, kênh rạch thì sẽ làm giảm sự xói mòn và sạt lỡ do sự lưu thông trên gây ra.

   - Ổn định đất chua và kiểm soát xói mòn: Kiểm soát xói mòn và ổn định các rãnh thoát nước, các kênh, dòng nước bị đất chua như ở Bãi Sậy– Đồng Tháp ở châu thổ sông MêKông.

   - Kiểm soát xói mòn do lũ lụt: Bảo vệ đất và vụ mùa khỏi thiệt hại do lũ lụt ở những vùng thường xảy ra lũ lụt và những vùng đất thấp.
– Trồng lúa: Cố định đê điều, kênh tưới tiêu, cải tạo đất chua và mặn.
– Trồng mía: Bảo vệ đất và giữ độ ẩm, giữ phân bón và hóa chất trong đất, ổn định các đê điều, kênh tưới tiêu, cải tạo đất chua và mặn.
– Các vườn cây ăn quả và vườn ươm cây công nghiệp: Duy trì nước ở vùng khô và bảo vệ đất ở các sườn dốc.
– Thảo nguyên, đồn điền, rừng: Cố định mương máng, cố định bờ suối, điều tiết dòng chảy và lan rộng dòng nước.
– Bảo vệ trang trại và đường làng: Ổn định các con đường này để chống lại lũ lụt và thiệt hại giao thông.
– Bảo vệ đập nước, các kệnh tưới tiêu: Giữ vững các công trình bằng đất và các tường chắn bằng bê tông.
– Bảo vệ Ao ở trang trại và làng xóm: Lọc cạn để giữ lại bùn và rác từ các vùng xung quanh có thể gây ô nhiễm hoặc làm bẩn nước cung cấp.
– Bảo vệ hạ tầng cơ sở ở những vùng lũ lụt và vùng thấp. Ổn định đê điều, bờ sông, đường đắp qua các vùng bị ngập lụt, các kênh tưới, tiêu nước.
– Bảo vệ Ao hồ nuôi trồng thủy sản: Ổn định đường và bờ, giữ môi trường đất ẩm ướt để khử chất thải gây ô nhiễm.

III/ Kết luận

   - Ứng dụng cỏ Vetiver xử lý nước thải và đất ô nhiễm là một công nghệ xử lý bằng thực vật rất mới và sáng tạo, rất có triển vọng đáp ứng được mọi yêu cầu cần thiết. Đây là biện pháp đơn giản, dễ làm, rất kinh tế, hiệu quả, sử dụng cây xanh một cách rất tự nhiên và quan trọng hơn là sản phẩm phụ của nó còn có thể dùng vào nhiều việc khác như làm nguyên liệu thủ công nghiệp, làm thức ăn gia súc, lợp nhà, làm chất đốt, che phủ đất, ủ thành mùn làm phân hữu cơ…
   - Do hiệu quả cao, đơn giản, kinh tế, hệ thống cỏ Vetiver (VS) đã được ứng dụng tại hơn 100 nước trên thế giới, từ các vùng nhiệt đới đến á nhiệt đới, trong việc xử lý nước thải ỏ thành thị, nông thôn, khu công nghiệp và phục hồi những vùng mỏ đã khai thác.

Nguồn: moitruong.com.vn/ (TH/Internet)

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Xử lý ô nhiễm môi trường đất và nước bằng cỏ Hương lau (Phần 1)

Unknown

Ở Việt Nam, trong quyển sách “Tên cây rừng Việt Nam” của Nhà xuất bản Nông nghiệp (1992) ghi nhận cỏ Vetiver được gọi là cỏ Hương bài hoặc cỏ Hương lau, có tên khoa học là Vetiveria zizanioides L. Giống cỏ này đã được trồng ở Thái Bình để sản xuất dầu thơm.

I/ Giới thiệu cỏ Vetiver (Hương lau)

Loài cỏ Vetiver có tên khoa học Vetiveria Zizanioides L. thuộc họ Graminae, họ phụ Panicoideae, tộc Andropogoneae, tộc phụ Sorghinae.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có 12 giống cỏ Vetiver được phát hiện. Có 2 loài cỏ Vetiver phổ biến đã được trồng để bảo vệ đất là V.  zizanioides và Vetiveria nigritana. Tuy nhiên, loài V. zizanioides hiện diện trong vùng đất ẩm, trong khi loài V. nigritana phân bổ ở những vùng khô hạn.

Có hai kiểu gen của loài Vetiveria zizanioides đã và đang được sử dụng nhiều:
–  Kiểu gen Bắc Ấn Độ: Là loại cỏ hoang dại và được gieo trồng bằng hạt.

–  Kiểu gen Nam Ấn Độ: Là loại cỏ có khả năng tạo màu cho đất thấp và là loài bất thụ gieo trồng bằng thân.

Giống cỏ Vetiver đã và đang được trồng rộng rãi ở Việt Nam có nguồn gốc từ Phillipin hoặc Thái Lan và thuộc dòng Nam Ấn, không ra hoa kết hạt và người ta thường gọi là cỏ Vetiver.

bo-re-co-huong-lau-vetiver
Bộ rễ cỏ Hương lau (Vetiver)

II/ Đặc thù của cỏ Vetiver

– Dạng thân cọng, chắc, đặc, cứng và hoá gỗ. Cỏ Vetiver mọc thành bụi dày đặc. Từ gốc rễ mọc ra rất nhiều chồi ở các hướng. Thân cỏ mọc thẳng đứng, cao trung bình 1,5-2m. Phần thân trên không phân nhánh, phần dưới đẻ nhánh rất mạnh.

– Phiến lá hẹp, dài khoảng 45-100cm, rộng khoảng 6-12mm, dọc theo rìa lá có răng cưa bén.

– Rễ là phần có tác dụng lớn và quan trọng nhất của cỏ Vetiver. Hệ thống rễ cỏ vetiver không mọc trải rộng mà lại cắm thẳng đứng sâu vào trong đất, kể cả rễ chính, rễ thứ cấp hoặc rễ dạng sợi. Rễ có dạng chùm không mọc trải rộng mà lại cắm thẳng đứng sâu 3-4m,  rộng đến 2,5m sau vài năm trồng (phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng)

1/ Xử lý nước thải

– Cỏ Vetiver có sức chịu đựng đối với sự biến động khí hậu cực kỳ lớn như hạn hán kéo dài, lũ lụt, ngập úng. Khả năng chịu ngập úng kéo dài đến 45 ngày ở luồng nước sâu 0,6-0,8m.  

– Có thể thích nghi rộng đối với nhiều vùng sinh thái khác nhau, phát triển được ở những vùng đất khá khắc nghiệt và cỏ được trồng với mục đích chống xói mòn, sạt lở đất để bảo vệ đất đai hoa màu.

 - Cỏ Vetiver phù hợp với đất có độ chua, độ mặn, độ phèn cao, có hàm lượng Na và Mg cao.
 - Cỏ Vetiver phù hợp với đất và nước có hàm lượng Al, Mn cao và những kim loại nặng như As, Cd, Cr, Ni, Pb, Hg, Se và Zn.
 - Cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ một lượng lớn N và P hòa tan trong nước thải.
 - Cỏ Vetiver phù hợp với đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
 - Cỏ Vetiver có khả năng chịu nồng độ thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ cao.
 - Cỏ Vetiver có khả năng phân hủy một số hợp chất hữu cơ liên quan với thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ.
Cỏ Vetiver có thể phục hồi rất nhanh sau khi bị ảnh hưởng của hạn hán, giá lạnh, cháy, nhiễm mặn và những điều kiện bất lợi khác sau khi những điều kiện này kết thúc. 

ung-dung-co-vetiver-trong-xu-ly-nuoc-thai
Ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý nước thải

(Còn tiếp.....)

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Màng gốm lọc nước thải (P2)

Unknown

Nhằm đáp ứng các xu hướng này, các màng lọc gốm mới được phát triển để sử dụng trong các hệ thống lọc nước kiểu mới cho các quá trình xử lý nước công nghiệp. Các hệ thống này sẽ đạt hiệu quả năng lượng hơn để làm sạch và tuần hoàn chất lỏng, so với hệ thống truyền thống sử dụng các màng gốm dạng ống.


Chìa khóa của một vấn đề toàn cầu

   - Năng lượng và nước luôn có quan hệ gắn kết. Năng lượng cần thiết để sản xuất nước (khai thác, xử lý và vận chuyển), và nước lại cần thiết để sản xuất năng lượng (thủy điện, hơi nước để chạy turbin và là chất làm mát trong các quá trình công nghiệp). Sự khan hiếm nguyên liệu hóa thạch và nhu cầu nước sẽ ngày càng gia tăng do sự tăng dân số, nhu cầu năng lượng và các hiệu ứng biến đổi khí hậu.
   - Do áp lực từ nhu cầu tăng cao về nước, bây giờ là lúc hợp lý nhất đưa vấn đề quản lý các nhà máy sản xuất và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước cho các quá trình công nghệ vào luật và quy định trách nhiệm trong việc khai thác nước và xả thải nước. Trong tương lai, các doanh nghiệp áp dụng và phát triển các hệ thống lọc nước riêng của mình; điều này có thể bao gồm việc sử dụng các modul hay các hệ thống lọc cục bộ thay vì xả thải nước thải vào hệ thống xử lý trung tâm. Hệ thống lọc như vậy đòi hỏi các màng lọc thích hợp hơn. Điều này có nghĩa rằng các sáng tạo đổi mới để tăng hiệu quả lọc nước thải là cần thiết và sẽ được nghiên cứu kỹ hơn trong tương lai gần.
   - Theo tạp chí Global Water Interlligence, sự khan hiếm nước sẽ quyết định chính sách tái sử dụng nước của các chính phủ. Tại Trung Quốc, sử dụng nước nông nghiệp đã giảm từ 86% năm 1980 xuống 65% năm 2005; và cũng được định hướng mục tiêu giảm đến 50% vào năm 2050. Sự tăng dân số và các yếu tố kinh tế, cũng như sự thiếu nước đã khiến Trung Quốc phải có các nỗ lực xử lý nước và tái sử dụng nước. Mục tiêu của Trung Quốc là tăng nước tái sử dụng từ 14% lên 25% đến năm 2015. Các ví dụ khác bao gồm Saudi Arabia, nơi mà mục tiêu tăng lượng nước tái sử dụng từ 11% lên 65% vào năm 2016, và Tây ban Nha có mục tiêu tăng lượng nước tái sử dụng từ 11% lên 40% vào năm 2015.
  - Sự can thiệp của chính phủ sẽ trở nên phổ biến hơn, do nhu cầu cung cấp nước sạch tăng, làm tăng các áp lực tái sử dụng nước thải công nghiệp. Ví dụ, chính quyền bang Sao Paulo, Brazin, đã đưa ra các sáng kiến, để bảo vệ nước sinh họat cho dân cư trong vùng, bằng cách đưa ra quy định cấm sử dụng nước sinh hoạt cho mục đích công nghiệp. Điều này ép buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm các giải pháp tái sử dụng nước thải của họ, hoặc có nước tái sử dụng từ các nguồn khác. Các thiết bị lọc nước đang được đề xuất và lắp đặt để đáp ứng các nhu cầu nước của Sao Paulo. Tại Nhật, chiến lược tái sử dụng nước đã được áp dụng từ sớm do vậy hiện có hơn 90 nhà máy xử lý lọc nước bằng màng lọc.
   - Tại Mỹ, xử lý nước thải để tái sử dụng chiếm khoảng 11%. Tuy không đặt ra các mục tiêu cụ thể, Ủy ban bảo vệ các tài nguyên quốc gia (NRDC) tuyên bố rằng 10 trong số các thành phố lớn nhất nước Mỹ đang trong nguy cơ thiếu nước trầm trọng trong tương lai gần.
   - Một số nhà máy pilot của Mỹ đang sử dụng các màng gốm siêu lọc cho tái sử dụng nước công nghiệp. Hệ thống xử lý nước màng gốm được phát triển bởi Parker Water and Sanitation District (PWSD) cho một trong các nhà máy xử lý nước, xử lý nước từ bể chứa nước thải, bổ sung cho nguồn nước cấp. Trong nhà máy này, các màng gốm được ưa thích sử dụng do làm giảm các chi phí lắp đặt và được đánh giá là tuổi thọ có thể đạt tới 20 năm.

Thành phần của gốm xốp

   - Nhằm đáp ứng các xu hướng này, các màng lọc gốm mới được phát triển để sử dụng trong các hệ thống lọc nước kiểu mới cho các quá trình xử lý nước công nghiệp. Các hệ thống này sẽ đạt hiệu quả năng lượng hơn để làm sạch và tuần hoàn chất lỏng, so với hệ thống truyền thống sử dụng các màng gốm dạng ống.
   - Các nhà khoa học vật liệu và kỹ sư phát triển sản phẩm hiện đang làm việc với các thành phần gốm xốp mới với các lớp lọc khoảng 25 µm (khoảng ¼ đường kính sợi tóc). Các hệ thống lọc này được sử dụng cho các ứng dụng vi lọc và siêu lọc. Sau khi lọc, nước thải công nghiệp có thể tái sử dụng hay xả an toàn vào môi trường.
   - Độ tin cậy và độ bền của các màng gốm chất lượng cao cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí duy trì và sử dụng năng lượng, đạt được hiệu quả tiết kiệm tổng hợp.
   - Các màng gốm thể hiện tính năng bền nhiệt môi trường cao, bền trong môi trường có các hóa chất làm sạch mạnh, hoặc đáp ứng nhu cầu lọc các chất lỏng xâm thực và có độ nhớt cao. Các màng gốm này cũng chịu được các môi trường khắc nghiệt trong các thiết bị xử lý nước thải và không phải thay thế thường xuyên như đối với vật liệu polymer.
   - Bên cạnh đó, màng gốm cũng được chế tạo với các sai số thấp về kích thước và bảo đảm được hình học phức tạp, đáp ứng các thiết kế linh hoạt và đổi mới, làm cho các modul lọc trở nên hiệu quả năng lượng hơn. Điều này có nghĩa là, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm năng lượng và giá thành liên quan đến việc bơm nước qua hệ thống lọc.
   - Phát triển bền vững bắt đầu trở thành điều quan trọng, đang tăng lên trong các doanh nghiệp. Các lợi ích môi trường của việc lọc nước đang được nhận biết tốt. Các màng lọc nước bằng gốm đời mới sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm tiền và bảo vệ tài nguyên nước.
Theo Viện VLXDVN (Nguồn http://moitruong.com.vn/)

Màng gốm lọc nước thải (P1)

Unknown

Sự khan hiếm nước trên thế giới kết hợp với sự tăng phát triển dân số dẫn đến một thực tiễn là việc sản xuất nước và tái sử dụng nước phải trở nên hiệu quả hơn. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước - bao gồm các ngành công nghiệp thực phẩm và năng lượng - đang ngày càng phát triển, đang tìm kiếm giải pháp lọc nước bền vững nhằm tái sử dụng nước thải công nghiệp hiệu quả.


loc-nuoc-bang-mang-gom
Lọc nước bằng màng gốm

   - Trong khi đó nhiều ứng dụng rộng rãi của màng lọc dạng ống bằng polyme hoặc gốm và màng gốm xốp chất lượng cao hiện đang được phát triển như một phần của hệ thống lọc hiệu quả, nhằm cải thiện lọc hiệu quả, giảm thời gian dừng bảo dưỡng và giảm năng lượng sử dụng. Những lợi ích từ quá trình vận hành như thế có thể làm giảm giá thành xử lý nước.

Nền tảng của hệ thống lọc

    - Các màng lọc polyme hay gốm hiện được sử dụng để làm sạch, bảo tồn và tái sử dụng nước trong một số ứng dụng công nghiệp và tái chế nước thải đô thị, bao gồm các nước thải của các nhà máy, các tòa nhà và thậm chí của tàu biển. Hiện nay, các màng lọc polymer chiếm khoảng 75% thị trường màng lọc, phần còn lại là 25% thị phần thuộc về màng lọc gốm và màng lọc kim loại. Hình 1 mô tả sự đa dạng của các quá trình có thể lọc phân loại và tổng quan sử dụng chúng trong các ứng dụng đặc biệt.
    - Việc sử dụng các màng gốm là thông dụng trong sản xuất sữa và lọc nước hoa quả, nhưng trái lại, màng lọc polymer hiện đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực xử lý nước thải. Do giá thành thấp nên các hệ thống sử dụng màng lọc polymer được sử dụng rộng rãi trong thị trường lọc nước thải. Tuy nhiên, trong khi các mạng lọc polymer rẻ hơn so với màng lọc gốm tương đương, nhưng các hệ thống lọc polymer lại đòi hỏi phải thay thế các bộ lọc thường xuyên hơn.
    - So với các màng gốm, độ bền thấp của các polymer làm hạn chế số lượng lĩnh vực ứng dụng của chúng. Nói chung, bộ modul lọc màng gốm thường có vỏ kim loại nên bị hạn chế sử dụng trong các môi trường xâm thực so với phần lọc gốm của nó. Ngược lại, khi màng polymer được sử dụng trong các môi trường xâm thực khắc nghiệt, thì chúng lại bị ăn mòn trước tiên. Ngoài ra, tốc độ chảy thông qua các màng gốm có thể cao hơn qua các màng polymer với cùng đường kính lỗ rỗng. Các bộ lọc gốm cũng đòi hỏi áp lực thấp hơn (và năng lượng thấp hơn) để tuần hoàn chất lỏng.
    - Do việc tái sử dụng nước trở thành vấn đề quan trọng hơn nên trong một số lĩnh vực ứng dụng công nghiệp có đòi hỏi đặc biệt đang đối mặt với nhu cầu lọc tăng cường các môi trường khắc nghiệt. Do màng gốm đặc biệt bền hóa học và mài mòn nên việc sử dụng chúng có ưu thế hơn màng polymer ở một số ứng dụng. Một trong các ví dụ về môi trường khắc nghiệt là sự phân tách dầu, nước và cát trong công nghiệp khai thác dầu – quá trình bao gồm cả xâm thực hóa học và mài mòn.
    - Trong khi màng lọc gốm có thể chịu được pH trong khoảng giá trị từ 0 đến 14, thì màng polymer chỉ bền trong khoảng pH hẹp; màng polymer có thể sử dụng có chọn lọc để bền môi trường trung hòa, axít hoặc pH kiềm thấp nhưng nói chung không thể bền trong ba môi trường nêu trên với cùng loại vật liệu polymer. Màng gốm cũng có thể dùng cho các ứng dụng nhiệt độ cao. Chúng có thể được tiệt trùng hay làm sạch bằng hơi nước trong các ứng dụng đặc biệt, ví dụ như trong công nghiệp y tế, nơi mà không thể sử dụng polymer. Hơn nữa, màng lọc gốm bền và cứng hơn làm chúng ổn định hơn về kích thước trong điều kiện có áp suất so với vật liệu polymer.
    - Trong việc lọc nước chứa dầu hay axit béo (các chất hoạt động bề mặt), thì các chất phân tán hóa học (phá vỡ huyền phù) thường được sử dụng để hạn chế sự hình thành lớp bám hữu cơ trên bề mặt các màng lọc hữu cơ. Các màng lọc gốm chất lượng cao tỏ ra bền hơn đối với các lớp bám mà không cần sử dụng các hóa chất phân tán.
    - Trong khi sự hình thành các lớp bám trên màng lọc polymer và gốm là điều không tránh khỏi, thì màng lọc gốm có thể đáp ứng nhiều ứng dụng hơn do nó phù hợp với các hệ thống có quá trình làm sạch tại chỗ (clean-in-place CIP). Trong một số ứng dụng, màng lọc phải được làm sạch bằng các hóa chất mạnh và phải có khả năng chịu được áp suất cao từ hai phía. Điều này là đặc biệt cần thiết khi thực hiện xả ngược để ngăn sự hình thành lớp bám trên bề mặt màng lọc hoặc trong các lỗ, dẫn đến giảm công suất lọc của màng.
    - Ví dụ việc làm sạch bằng các chất làm sạch hóa học peroxide hoặc bằng hơi nước nhiệt độ cao là chấp nhận được đối với gốm, nhưng không thể sử dụng cho polymer. Việc làm sạch bằng quá trình đốt, dùng không khí nhiệt độ cao có thể áp dụng cho màng lọc gốm nhưng sẽ làm chảy màng polymer. Giải pháp làm sạch tại chỗ (clean-in-place CIP) có thể được tiến hành liên tục và tự động trong suốt quá trình lọc nếu sử dụng màng gốm, tuy nhiên sẽ khó hơn đối với màng polymer.
    - Đồng thời, khi các ngành công nghiệp áp dụng quy trình tái sử dụng nước và các phương pháp lưu giữ nước thì các ngành này cũng đang làm giảm tác động xâm thực của sản xuất này đến các thiết bị sản xuất của mình. Việc lựa chọn màng lọc và thiết kế hệ thống lọc là nhằm làm giảm tác động đến thiết sử dụng trong các hệ thống lọc.Các màng gốm mới được phát triển gần đây có thể đạt được tính gọn nhẹ (tăng diện tích bề mặt của màng trên một đơn vị thể tích) do tính linh hoạt của thiết kế và hình học của chúng. Tính gọn nhẹ và thiết kế đã được cải thiện của các modul lọc gốm cũng góp phần làm tăng hiệu quả năng lượng của các hệ thống lọc.
Theo VIBM (Nguồn http://moitruong.com.vn/)
Xem thêm: Màng gốm xử lý nước thải (phần 2)

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Unknown

1. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là gì?

de-an-bao-ve-moi-truong-don-gian
Bảo vệ môi trường sống

- Là báo cáo thể hiện những tác động tiêu cực của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đến môi trường xung quanh, những tác động bao gồm: tác động đến không khí, tác động môi trường nước, tác động đến tiếng ồn, tác động đến môi trường đất.

2. Tại sao phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

- Đề án bảo vệ môi trường đơn giản phải được thực hiện khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa lập cam kết bảo vệ môi trường nộp cho Phòng TNMT quận (huyện). Trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải lập hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trước khi xây dựng dự án nhưng chưa thực hiện thì phải làm hồ sơ lập báo cáo đề án bảo vệ môi trường chi tiết nộp cho Sở TNMT tỉnh (Thành phố).

3. Mô tả sơ công việc lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Các công việc chính bao gồm:
– Khảo sát hiện trạng môi trường xung quanh doanh nghiệp công ty/ dự án, thu thập các số liệu phục vụ viết báo cáo đề án bảo vệ môi trường;de an bao ve moi truong don gian
– Thực hiện lấy mẫu phân tích môi trường khí thải, không khí xung quanh, nước thải, ống khói (nếu có),….
– Đánh giá ảnh hưởng của các nguồn thải đến moi trường xung quanh dự án, đánh giá tác động chi tiết của từng nguồn thải đến hoạt động kinh doanh sản xuất, môi trường xung quanh;đề án bảo vệ môi trường đơn giản
– Đánh giá chi tiết các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đã thực hiện trong thời gian qua của doanh nghiệp, công ty/dự án;
– Lên kế hoạch xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho từng nguồn thải riêng biệt – hiệu quả của các kế hoạch này;de an bao ve moi truong don gian
Đề xuất các giải pháp xử lý môi trường mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong tương lai, các cam kết của doanh nghiệp về quan trắc chất lượng môi trường sản xuất, thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ thường xuyên, đầy đủ, đúng tiến độ theo quy định của pháp luật;

4. Nơi nộp đề án bảo vệ môi trường đơn giản

– Nộp tại Phòng TNMT Quận/Huyện;
+Ngoài ra, phải nộp cho các cơ quan quản lý khác, ví dụ: khu công nghiệp nếu doanh nghiệp nằm trong KCN, khu kinh tế, Ban quản lý KCN.

Đề án bảo vệ môi trường

Unknown

Giới thiệu



- Đề án bảo vệ môi trường là thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp phải lập theo quy định của pháp luật. Đồng thời trong quá trình hoạt động của dự án, nếu doanh nghiệp chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay giấy cam kết bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệtbáo cáo đánh giá tác động của môi trường (ĐTM) thì tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

Nội dung

 1: Mục đích của đề án bảo vệ môi trường

 - Lập đề án bảo vệ môi trường để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường xung quanh khu vực dự án
- Đánh giá tác động mức độ  ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp điều đó giúp cho doanh nghiệp ngăn chặn và phòng ngừa ô nhiễm, đề xuất xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và xử lý ô nhiễm.

2: Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường

 - Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị, nhà máy... đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
    Đề án bảo vệ môi trường được chia thành 2 loại:
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BTNMT.
+ Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

3: Thực hiện đề án bảo vệ môi trường

 + Tiến hành kiểm tra dự báo điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, vị trí địa lý, khí hậu khu vực dự án.
+ Tiến hành quan trắc thu thập mẫu: đất nước, không khí, thành phần tự nhiên xung quanh khu vực tiến hành dự án.
+ Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm khi thực hiện dự án với môi trường xung quanh.
 + Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án.
+ Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
+ Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải tại khu vực xây dựng dự án.
+ Tiến hành xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường trong quá trình triển khai dự án.
+ Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án gồm:
• Văn bản (đơn) đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
• Dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ sở hoặc hồ sơ tương đương).
• Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
• Đĩa CD ghi toàn bộ nội dung đề án BVMT

Số lượng hồ sơ 5 bộ
 + Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp.
 + Thẩm định và Quyết định phê duyệt. Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tài nguyên và Môi Trường. Tham vấn cộng đồng Quận, huyện nơi mà dự án được tiến hành.

Xem thêm: http://www.sgc.net.vn/2016/08/de-an-bao-ve-moi-truong-don-gian.html

Giám sát môi trường định kỳ

Unknown

Giám sát môi trường định kỳ là gì?

Giám sát môi trường định kỳ là công việc cần thực hiện sau khi nhà máy hoạt động và được phê duyệt một trong những giấy tờ sau:
- Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường
- Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc chi tiết
- Đánh giá tác động môi trường

giam-sat-moi-truong-dinh-ky-nha-may
Giám sát môi trường định kỳ tại nhà máy

Nội dung của báo cáo giám sát môi trường

Nội dung công việc được đề ra và cam kết thực hiện trong nội dung báo cáo trên và được thực hiện bởi các đơn vị có chức năng về quan trắc môi trường.
Công việc quan trắc bao gồm:
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động của công ty, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý, địa chất của công ty. Tiến hành khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án, các yếu tố khí hậu trong khu vực dự án
- Nhân viên sẽ xác định các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đề án.
- Lấy mẫu chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại ống khối, mẫu đất, mẫu nước ngầm để tiến hành đánh giá chất lượng môi trường và tác động, ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án. Từ đó chúng tôi sẽ tư vấn các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nước thải và khí thải.
- Phân tích mẫu nước thải, khí thải và các tác động ô nhiễm môi trường để từ đó đánh giá và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho đơn vị bạn và nộp lên cơ quan chức năng chủ quản.


Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Ý nghĩa, mục đích của an toàn vệ sinh lao động là gì?

Unknown
Người lao động khi làm việc sẽ chịu tác động của các yếu tố điều kiện lao động, trong đó có những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây bất lợi cho bản thân người lao động, có thể gây ra tai nạn lao động, ảnh hưỏng xấu đến sức khỏe người lao động. Do đó cần phải được bảo vệ tránh những tác động của các yếu tố này.
Các yếu tố điều kiện lao động là tồn tại khách quan. Do đó đảm bảo an toàn lao động là yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuẩt kinh doanh.
an-toan-trong-noi-san-xuat
An toàn lao động tại nhà máy

Công tác AT-VSLĐ có mục đích :

- Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.
- Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp do tác động nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.

Ý nghĩa công tác AT-VSLĐ :

- Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển.
- Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. Bảo đảm an toàn lao động là chăm lo đến đời sông, hạnh phúc của người lao động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội,
- Lợi ích về kinh tế : thực hiện tốt công việc an toàn lao động trong sản xuất sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động.v.v…
- Như vậy thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động là thể hiên quan tâm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao.

An toàn lao động là gì?

- Là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất. Bao gồm những nội dung về kỹ thuật an toàn, chính sách pháp luật về an toàn.
- Mục tiêu của an toàn lao động là phòng ngừa yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động.

Vệ sinh lao động là gì?

- Là hệ thống các biện pháp và phương tiện nhằm phòng ngừa tác động của yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Mục tiêu của vệ sinh lao động là bảo vệ sức khỏe người lao động.

Tính chất công tác BHLĐ :

- Tính pháp luật : quy định về AT-VSLĐ là quy định luật pháp, bắt buộc phải thực hiện. Mọi trường hợp vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm về ATLĐ, VSLĐ đều là hành vi vi phạm pháp luật về BHLĐ.
- Tính khoa học công nghệ : AT-VSLĐ gắn liền với sản xuất do vậy khoa học về AT-VSLĐ phăi gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất.
- Tính quần chúng : người lao động là người trực tiếp thực hiện quy phạm, tiêu chuẩn, quy trình về AT-VSLĐ, là người có điều kiện phát hiện các yếu tố nguy hại của quá trình sản xuất để đề xuất khắc phục hoặc tự giải quyết nguy cơ phòng ngừa TNLĐ, BNN.

(Nguồn http://kiemdinh.info/)

Hồ sơ vệ sinh an toàn lao động

Unknown

1/Giới thiệu

- Trong quá trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp thì yếu tố người lao động luôn chiếm một vai trò quan trọng. Vì thế mà việc lập hồ sơ vệ sinh lao động là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động và tăng năng suất lao động, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2/Hồ sơ vệ sinh lao động là gì?

- Hồ sơ vệ sinh an toàn lao động là hồ sơ được lập nếu dự án của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh tác động trực tiếp đến con người và môi trường xung quanh. Tuy đây không phải là hồ sơ quan trọng, nhưng cũng cần phải thực hiện lập để hoàn thành thủ tục pháp lý khi doanh nghiệp tiến hành đưa dự án đi vào hoạt động.

3/Quy trình

- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm.
- Đánh giá chất lượng môi trường.
- Hiện trạng các công trình, thiết bị xử lý các chất thải.
- Hiện trạng vệ sinh môi trường lao động và tổ chức y tế hoạt động tại dự án.
- Thống kê máy móc, thiết bị và các chất có nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
- Thống kê môi trường lao động và số lao động tiếp xúc với yếu tố độc hại.
- Thống kê thiết bị đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường lao động.
- Trình nộp hồ sơ lên Trung tâm y tế - An toàn và vệ sinh lao động phê duyệt.

an-toan-lao-dong-tai-nha-may
An toàn lao động tại nhà máy

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

MSDS – Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất là gì?

Unknown

1/ Giới thiệu

- Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.

2/ Ứng dụng của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất 

- MSDS thường được áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi… MSDS có tác dụng chỉ dẫn cho người vận chuyển thực hiện các quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng, hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố.

- Mặc dù thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các loại thực phẩm dạng bột không phải là hoá chất nguy hiểm, nhưng khi vận chuyển hàng qua đường hàng không đi Quốc tế, an ninh hàng không tại sân bay yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra các thành phần trong bảng chỉ dẫn có thực sự an toàn với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không.

- Từ ngày 1/9/2015, an ninh hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài quy định tất cả các mặt hàng ngoài hoá chất, tạp chất thì thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước đều cần có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS. Chỉ khi nào Khách hàng cung cấp đầy đủ chứng từ, lô hàng mới có thể được xuất ra khỏi Việt Nam, sẽ không có bất kì một trường hợp ngoại lệ nào thiếu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS mà hàng hoá được xuất thông qua các hãng chuyển phát nhanh Quốc tế như DHL, FedEx, TNT & UPS tại Việt Nam.
bang-huong-dan-an-toan-hoa-chat-msds
Bảng hướng dẫn an toàn hóa chất MSDS

3/ Vậy ai sẽ là người làm MSDS?

- MSDS sẽ do shipper (người gửi có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân…) cung cấp để khai báo. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).
- Một MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có vai trò pháp lý. Đó là lý do vì sao một MSDS giả (thông tin trên MSDS không trùng khớp với thông tin in trên sản phẩm) sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật. Lô hàng kèm theo MSDS sẽ gửi từ các đơn vị đại lý vận chuyển, sau đó chuyển qua DHL, FedEx, TNT, UPS, tiêp theo Hải quan An ninh hàng không sẽ có trách nhiệm kiểm tra thực tế MSDS và hàng hoá. Nếu sai phạm, người gửi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm: Lô hàng sẽ bị tạm giữ, yêu cầu lập biên bản, đóng phạt sau đó hàng hoá có thể được trả về hoặc có thể bị huỷ.

4/ Thành phần

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau:

  • Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS v.v.
  • Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v
  • Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axít, chất ôxi hóa.
  • Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.
  • Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.
  • Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.
  • Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.
  • Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
  • Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v) cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
  • Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.
  • Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
  • Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
  • Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.


(Nguồn http://logistics4vn.com/)

An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường đối với hóa chất

Unknown

1/ An toàn lao động trong sử dụng hóa chất

- Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất nguy hiểm có thể gây nguy hại hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới môi trưởng và sức khỏe con người, vì vậy yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường là không thể thiếu.

2/ Những yêu cầu cần thiết

- Không khí để cấp thông hơi nhà xưởng, nhà kho phải hút từ vùng khí sạch, hoặc qua lọc sạch.

- Người làm việc trong môi trường hoá chất nguy hiểm phải có sức khoẻ đảm bảo yêu cầu qui định.

- Người không có trách nhiệm không được vào nơi có hoá chất nguy hiểm. Cấm ăn, uống, hút thuốc,
nghỉ ngơi, hội họp ở nơi có hoá chất nguy hiểm.

- Cơ sở có hoá chất nguy hiểm phải định kỳ khám sức khoẻ cho người lao động, theo dõi độ nhiễm độc hoá chất, kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổ chức tốt việc điều trị.

- Khi phát hiện có các sinh vật, gia súc, cây cối rau quả bị nhiễm độc ở khu vực có hoá chất nguy hiểm phải có biện pháp tiêu huỷ chúng đảm bảo an toàn vệ sinh và phải có biên bản về việc xử lý đó. Nghiêm cấm việc mua, bán trao đổi các loại đó cho người tiêu dùng trong sinh hoạt và ãn uống.

- Cơ sở có hoá chất nguy hiểm phải có hệ thống thu hồi và xử lý hơi, khí, bụi của các hoá chất nguy hiểm để đảm bảo môi trường nơi làm việc phải đạt giới hạn cho phép theo qui định pháp lý hiện hành. Khí thải ra ngoài môi trường phải đạt TCVN.

- Cần có hệ thống thu gom riêng nước mưa ở khu vực nhà xưởng, kho chứa hoá chất nguy hiểm. Nước thải từ các nhà xưởng, kho chứa hoá chất nguy hiểm phải cho vào hệ thống riêng để xử lý trước khi thải vào hệ thống chung sao cho khi thải ra ngoài môi trường phải theo các qui định.

- Những chất thải như: hoá chất hết thời hạn sử dụng, hoá chất mất phẩm chất, hoá chất rơi vãi, bao bì phế thải… phải được tập trung vào nơi quy định để xử lý kịp thời bằng phương pháp phù hợp theo qui định pháp lư hiện hành, tránh gây ô nhiễm và sự cố môi trường.

- Bãi chứa chất thải từ quá trình sản xuất phải đặt ở ngoài khu vực sản xuất, xa khu nhà ở, khu dân cư, xa nguồn cung cấp nước. Bộ phận lọc sạch xử lư nước thải, chất thải phải bố trí xa các khu nhà  sinh hoạt của người lao động, xa khu dân cư với khoảng cách đảm bảo vệ sinh an toàn theo qui định hiện hành.

- Cơ sở có hoá chất nguy hiểm phải có kế hoạch ngăn ngừa và xử lý sự cố hoá chất:

  • Phải ưu tiên áp dụng công nghệ sản xuất sạch, thay thế hoá chất độc hại bằng hoá chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn;
  • Phải có kế hoạch hành động khẩn cấp, tự ứng cứu và các biện pháp hỗ trợ từ bên ngoài, nhằm ứng cứu và khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố hoá chất.


Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Quan trắc môi trường | dịch vụ quan trắc môi trường lao động ở Sài Gòn

Unknown

Khái niệm

Môi trường lao động là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, chế biến, làm việc hàng ngày của nhân công. Trong doanh nghiệp, môi trường lao động có vị trị vô cùng quan trọng và liên quan mật thiết tới chất lượng sản phẩm sản xuất ra, cần giám sát chặt chẽ cũng như kiểm tra chi tiết mỗi ngày để đảm bảo an toàn lao động công nhân, giúp nhà máy luôn vận hành ổn định.

Giới thiệu

Dịch vụ đo kiểm tra môi trường lao động được Công ty CP dịch vụ công nghệ Sài Gòn cung cấp cho các quý khách hàng cùng các quý doanh nghiệp tạo ra với mục đích trợ giúp khách hàng rà soát lại, kiểm tra kỹ mọi thành phần trong các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp – nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất lao động hàng ngày của người lao động – tiến hành lập báo cáo đánh giá chi tiết cụ thể về thông số liên quan tới môi trường, đồng thời phát hiện kịp thời những sự cố phát sinh trong quá trình kiểm tra giám sát, từ đó đưa ra phương án tối ưu sửa chữa hay giải quyết tận gốc các vấn đề nảy sinh khi đo kiểm tra môi trường lao động.

quan-trac-moi-truong-nha-may
Quan trắc môi trường khu vực nhà máy

Xem thêm:

ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Unknown

Nhận thức sự nguy hiểm của hóa chất

- Hóa chất xâm nhập vào môi trường sẽ là tác nhân vô cùng nguy hiểm gây hủy hoại hệ sinh thái trong tự nhiên. Thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất cũng như sức khỏe của con người và việc gây tử vong cũng là một khả năng không phải không dễ xảy ra. Đặc biệt nếu quy mô lây lan nhanh trong một phạm vi rộng lớn thì mức độ nghiêm trọng sẽ vượt qua khả năng kiểm soát và xử lý. Thế nên chính vì những điều này mà việc lập kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất là một vấn đề hết sức cấp thiết. Và như đã đề cập nó sẽ góp phần giúp chúng ta chủ động hơn trong mọi tình huống sự cố xảy ra.

- Mặt khác nhiều công ty, xí nghiệp đã nhận thực rất rõ về vấn đề này vì thế họ đã tiến hành lập kế hoạch ứng phó hóa chất hay tràn dầu một cách khoa học và có tính ứng dụng rất cao. Và điều đó mang lại những lợi ích rất thiết thực trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Đồng thời việc làm đó còn có ý nghĩa sâu xa hơn là đảm bảo sự an toàn cho con người cũng như bảo vệ môi trường của các loài sinh vật xung quanh. Tuy nhiên cũng có không ít đơn vị tỏ ra thờ ơ trong vấn đề này, họ xem nhẹ những hệ quả xảy ra. Chính vì thế phòng ngừa, khắc phục sự cố hóa chất luôn là nỗi lo thường trực của toàn xã hội.

- Nếu chúng ta cứ để thực trạng này tiếp diễn thì không biết cuộc sống này sẽ ra sao. Vậy nên đã đến lúc những bên có liên quan phải bắt tay ngay vào việc triển khai, lập kế hoạch ứng phó hóa chất kịp thời theo mô hình hiện đại, hiệu quả, bảo đảm tối đa việc xử lý các vấn đề về an toàn một cách có hệ thống, toàn diện. Đặc biệt lấy nguyên tắc phòng ngừa là chính bởi nếu khi sự cố xảy ra mới khắc phục thì chắc chắn rằng nó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác mà chúng ta khó có thể lường trước được. 
kho-hoa-chat
Kho hóa chất

- Hơn thế nữa với tình hình thực tiễn hiện tại có rất nhiều loại hóa chất khác nhau được lưu giữ trong các nhà máy nhằm mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất. Chính vì thế việc xây dựng, lập kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất là điều mang tính cấp thiết, bắt buộc chứ không phải dựa trên tinh thần tự giác, tự nguyện. Tuy nhiên các quy trình, thủ tục lập ra các bản kế hoạch cũng phải phù hợp với thực tiễn cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật. Hơn nữa song hành cũng với bản kế hoạch ứng phó với sự cố hóa chất trong vấn đề này các đơn vị sản xuất cũng phải cam kết thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp đề ra để có thể nhằm hạn chế, ngăn ngừa các sự cố xảy ra một các tối ưu nhất. Và nếu như đơn vị sản xuất nào sai phạm cần xử lý, răn đe một cách nghiêm khắc.

- Để được tư vấn cụ thể hơn trong việc lập kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất quý khách co nhu cầu vui lòng liên hệ với công ty cổ phần dịch vụ công nghệ Sài Gòn để được hỗ trợ tốt nhất. Đảm bảo với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn môi trường công ty sẽ là bạn đồng hành đáng tin cậy giúp quý khách đảm bảo tối đa điều kiện, môi trường sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tuân thủ những quy định pháp luật đề ra.

ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

Unknown
Ngăn ngừa và có các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu là công việc hết sức cần thiết, nhưng phức tạp và khó khăn, đòi hỏi sự tổ chức, phối hợp mau lẹ và việc áp dụng các kỹ thuật phù hợp.
    Việc ngăn, quây dầu tràn có thể được tiến hành bằng các biện pháp ứng phó sự cố nhanh chóng và công cụ kỹ thuật cao hoặc đơn giản như sử dụng phao ngăn dầu chuyên dùng hoặc dùng tre nứa kết thành phao ngăn, sau đó nhanh chóng thu gom bằng mọi cách, từ bơm hút cho đến vớt thủ công; có thể dùng rơm rạ hoặc các loại vật liệu xốp dễ ngấm dầu thả xuống nước cho dầu thấm vào, sau đó vớt lên gom giữ vào nơi an toàn.
     Trường hợp tràn dầu ngoài khơi, xa bờ, có thể xem xét biện pháp ứng phó sự cố hữu hiệu là dùng chất phân tán dầu nhằm ngăn không cho dầu có khả năng loang vào gây ô nhiễm đến bờ, bởi những khu vực này thường là các khu vực nhạy cảm, là nơi sinh sống của các loại động thực vật, các khu bảo tồn thiên nhiên ven biển, các khu rừng ngập mặn cần được ưu tiên bảo vệ.
     Khi dầu đã lan và dạt vào bờ, cần nhanh chóng và bằng mọi biện pháp ứng phó, mọi phương tiện, từ thô sơ (như xẻng, xô, chậu ...) cho tới hiện đại (như xe hút nước, bơm dầu, xe ủi, ô tô tải...) tổ chức thu gom váng dầu , cặn dầu.
     Váng dầu, cặn dầu và các vật liệu bám dầu (như đất, cát, cành cây, rác bám dầu v.v...) cần gom về một nơi, ngăn quây cách ly không cho thấm ra môi trường xung quanh và sẽ được cơ quan chuyên môn hướng dẫn xử lý.
     Ngoài các biện pháp cần thiết khẩn cấp nêu trên, các nước tiên tiến đã sử dụng các công cụ hỗ trợ để giúp công tác khắc phục sự cố có hiệu quả hơn như: sử dụng vệ tinh để theo dõi các vệt dầu loang theo hướng gió hoặc thủy triều để có biện pháp xử lý kịp thời. Dùng các loại tàu và phao chuyên dụng để rải chất phân tán hoặc ngăn chặn các vết dầu loang giúp cho việc thu gom được dễ dàng.
     Ngoài các hóa chất phân tán, một biện pháp ứng phó sự cố khác là dùng các vi sinh vật hoặc các tác nhân sinh học nhằm phân tán hoặc phân hủy dầu.

ung pho su co tran dau
Ứng phó sự cố tràn dầu

Vi phạm về tiếng ồn, bị phạt như thế nào?

Unknown

Phòng kiểm soát ô nhiễm Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM) trả lời: Hành vi gây tiếng ồn, tùy mức độ có thể bị xử lý theo quy định tại nghị định 179 (năm 2013) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

muc-phat-vi-pham-tieng-on
Mức phạt do vi phạm về tiếng ồn

Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 3-6 tháng; từ 6-12 tháng (tùy mức ồn vượt bao nhiêu so với quy định).

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật, với thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường, trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành.

Theo TT
(Nguồn http://moitruong.com.vn/)


MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT CÓ TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG CAO

Unknown

I.Tác hại của tiếng ồn và rung động:

- Trong công trình xây dựng có nhiều công tác sinh ra tiếng ồn và rung động. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

1.Phân tích tác hại của tiếng ồn:

a/Đối với cơ quan thính giác:

- Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên. Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm có khả năng phục hồi lại nhanh nhưng sự phục hồi đó chỉ có 1 hạn độ nhất định.
- Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đt rõ rệt và phải sau 1 thời gian khá lâu sau khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được.
- Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khả năng phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ phát triển thành những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và điếc.

b/Đối với hệ thần kinh trung ương:

- Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích thích mạnh đến hệ thống thần kinh trung ương, sau 1 thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của dầu não thể hiện đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, hay bực tức, trạng thái tâm thần không ổn định, trí nhớ giảm sút...

c/Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:

- Ảnh hưởng xấu đến hệ thông tim mạch, gây rối loạn nhịp tim.
- Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày.
- Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
- Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dần dần bị mệt mỏi, ăn uống sút kém và không ngủ được, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh và cơ thể.

2.Phân tích tác hại của rung động:

- Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,...
- Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì gây ra lắc xóc càng mạnh. Tác hại cụ thể:

  • Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm rối loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ.
  • Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của tuyến giáp trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức năng giữ thăng bằng của cơ quan này.
  • Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp.
  • Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp, làm viêm các hệ thống xương khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành bệnh rung động nghề nghiệp.
  • Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di lệch tử cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung động và lắc xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.

II.Nguồn phát sinh tiếng ồn và rung động:

1.Nguồn phát sinh tiếng ồn:

- Có nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn khác nhau:

  • Theo nơi xuất hiện tiếng ồn: phân ra tiếng ồn trong nhà máy sản xuất và tiếng ồn trong sinh hoạt.
  • Theo nguồn xuất phát tiếng ồn: phân ra tiếng ồn cơ khí, tiếng ồn khí động và tiếng ồn các máy điện.

- Tiếng ồn cơ khí:

  • Gây ra bởi sự làm việc của các máy móc do sự chuyển động của các cơ cấu phát ra tiếng ồn không khí trực tiếp.
  • Gây ra bởi bề mặt các cơ cấu hoặc các bộ phận kết cấu liên quan với chúng.
  • Gây ra bởi sự va chạm giữa các vật thể trong các thao tác đập búa khi rèn, gò, dát kim loại,...

- Tiếng ồn khí động:

  • Sinh ra do chất lỏng hoặc hơi, khí chuyển động vận tốc lớn (tiếng ồn quạt máy, máy khí nén, các động cơ phản lực...).

- Tiếng ồn của các máy điện:

  • Do sự rung động của các phần tĩnh và phần quay dưới ảnh hưởng của lực từ thay đổi tác dụng ở khe không khí và ở ngay trong vật liệu của máy điện.
  • Do sự chuyển động của các dòng không khí ở trong máy và sự rung động các chi tiết và các đầu mối do sự không cân bằng của phần quay.

2.Nguồn rung động phát sinh:

- Trong công tác đầm các kết cấu bêtông cốt thép tấm lớn từ vữa bêtông cũng khi sử dụng các đầm rung lớn hoặc các loại đầm cầm tay.
- Từ các loại dụng cụ cơ khí với bộ phận chuyển động điện hoặc khí nén là những nguồn rung động gây tác dụng cục bộ lên cơ thể con người.

3.Các thông số đặc trưng cho tiếng ồn và rung động:

a/Đặc trưng cho tiếng ồn:

- Đặc trưng là các thông số vật lý như cường độ, tần số, phổ tiếng ồn và các thông số sinh lý như mức to, độ cao. Tác hại gây ra bởi tiếng ồn phụ thuộc vào cường độ và tần số của nó.
- Tiếng ồn mức 100-120dB với tần số thấp và 80-95dB với tần số trung bình và cao có thể gây ra sự thay đổi ở cơ quan thính giác. Tiếng ồn mức 130-150dB có thể gây huỷ hoại có tính chất cơ học đối với cơ quan thính giác (thủng màng nhĩ).
- Theo tần số, tiếng ồn chia thành tiếng ồn có tần số thấp dưới 300Hz, tần số trung bình 300-1000Hz, tần số cao trên 3000Hz. Tiếng ồn tần số cao có hại hơn tiếng ồn tần số thấp.
- Tuỳ theo đặc đIểm của tiếng ồn mà phổ của nó có thể là phổ liên tục, phổ gián đoạn (phổ thưa) và phổ hổn hợp. Hai loại sau gây ảnh hưởng đặc biệt xấu lên cơ thể con người.

b/Đặc trưng cho rung động:

- Đặc trưng là biên độ dao động A, tần số f, vận tốc v, gia tốc w.

III.Biện pháp phòng và chống tiếng ồn:

1.Loại trừ nguồn phát sinh ra tiếng ồn:

- Dùng quá trình sản xuất không tiếng ồn thay cho quá trình sản xuất có tiếng ồn.
- Làm giảm cường độ tiếng ồn phát ra từ máy móc và động cơ.
- Giữ cho các máy ở trạng thái hoàn thiện: siết chặt bulông, đinh vít, tra dầu mỡ thường xuyên.

2.Cách ly tiếng ồn và hút âm:

- Chọn vật liệu cách âm để làm nhà cửa. Làm nền nhà bằng cao su, cát, nền nhà phải đào sâu, xung quanh nên đào rãnh cách âm rộng 6-10cm.

  • Mức độ cách âm yêu cầu được xác định theo trị số cách âm D. Trị số D là hiệu số mức độ áp lực tiếng ồn trung bình ở trong phòng có nguồn ồn L1 và bên ngoài phòng có nguồn ồn L2: D = L1 - L2 (dB) (2.1)
  • D phụ tuộc vào khả năng cách âm R của tường ngăn, xác định theo công thức:

Trong đó:
       + t: hệ số truyền tiếng ồn, là tỷ số năng lượng âm đi qua tường ngăn với năng lượng đập vào tường ngăn.
- Lắp các thiết bị giảm tiếng động của máy. Bao phủ chất hấp thụ sự rung động ở các bề mặt rung động phát ra tiếng ồn bằng vật liệu có ma sát trong lớn; ngoài ra trong 1 số máy có bộ phận tiêu âm.

3.Dùng các dụng cụ phòng hộ cá nhân:

- Những người làm việc trong các quá trình sản xuất có tiếng ồn, để bảo vệ tai cần có một số thiết bị sau:

  • Bông, bọt biển, băng đặt vào lỗ tai là những loại đơn giản nhất. Bông làm giảm ồn từ 3-14dB trong giải tần số 100-600Hz, băng tẩm mỡ giảm 18dB, bông len tẩm sáp giảm đến 30dB.
  • Dùng nút bằng chất dẻo bịt kín tai có thể giảm xuống 20dB.
  • Dùng nắp chống ồn úp bên ngoài tai có thể giảm tới 30dB khi tần số là 500Hz và 40dB khi tần số 2000Hz. Loại nắp chống ồn chế tạo từ cao su bọt không được thuận tiện lắm khi sử dụng vì người làm mệt do áp lực lên màng tai quá lớn.

4.Chế độ lao động hợp lý:

- Những người làm việc tiếp xúc nhiều với tiếng ồn cần được bớt giờ làm việc hoặc có thể bố trí xen kẽ công việc để có những quãng nghỉ thích hợp.
- Không nên tuyển lựa những người mắc bệnh về tai làm việc ở những nơi có nhiều tiếng ồn.
- Khi phát hiện có dấu hiệu điếc nghề nghiệp thì phải bố trí để công nhân được ngừng tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm càng tốt.

IV.Đề phòng và chống tác hại của rung động:

1.Biện pháp kỹ thuật:

- Thay các bộ phận máy móc thiết bị phát ra rung động.
- Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mòn và hư hỏng hoặc gia công các chi tiết máy đặc biệt để khử rung.
- Nền bệ máy thiết bị phải bằng phẳng và chắc chắn. Cách ly những thiết bị phát ra độ rung lớn bằng những rãnh cách rung xung quanh móng máy.
- Thay sự liên kết cứng giữa nguồn rung động và móng của nó bằng liên kết giảm rung khác để giảm sự truyền rung động của máy xuống móng.

2.Biện pháp tổ chức sản xuất:

- Nếu công việc thay thế được cho nhau thì nên bố trí sản xuất làm nhiều ca kíp để san sẽ mức độ tiếp xúc với rung động cho mọi người.
- Nên bố trí ca kíp sản xuất bảo đảm giữa 2 thời kỳ làm việc người thợ có quảng nghỉ dài không tiếp xúc với rung động.

3.Phòng hộ cá nhân:

- Tác dụng của các dụng cụ phòng hộ các nhân chống lại rung động là giảm trị số biên độ dao động truyền đến cơ thể khi có rung động chung hoặc lên phần cơ thể tiếp xúc với vật rung động.
- Giày vải chống rung: có miếng đệm lót bằng cao su trong đó có gắn 6 lò xo. Chiều dày miếng đệm 30mm, độ cứng của lò xo ở phần gót 13kg/cm, ở phần đế 10.5kg/cm. Khi tần số rung động từ 20-50Hz với biên độ tương ứng từ 0.4-0.1mm thì độ tắt rung của loại giày này đạt khoảng 80%.
- Găng tay chống rung: được sử dụng khi dùng các dụng cụ cầm tay rung động hoặc đầm rung bề mặt. Yêu cầu chủ yếu là hạn chế tác dụng rung động ở chỗ tập trung vào tay. Sử dụng găng tay có lớp lót ở lòng bàn tay bằng cao su xốp dày sẽ làm giảm biên độ rung động với tần số 50Hz từ 3-4 lần. Dùng găng tay chống rung có lót cao su đàn hồi giảm sự truyền động rung động đi 10 lần.

4.Biện pháp y tế:

- Không nên tuyển dụng những người có các bệnh về rối loạn dinh dưỡng thần kinh, mạch máu ở lòng bàn tay làm việc tiếp xúc với rung động.
- Không nên bố trí phụ nữ lái các loại xe vận tải cở lớn vì sẽ gây ra lắc xóc nhiều.

Coprights @ 2016, Blogger Templates Designed By Templateism | Distributed By Gooyaabi Templates Edited