Now you can Subscribe using RSS

Gửi địa chỉ mail của bạn

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2016

Ý nghĩa, mục đích của an toàn vệ sinh lao động là gì?

Unknown
Người lao động khi làm việc sẽ chịu tác động của các yếu tố điều kiện lao động, trong đó có những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây bất lợi cho bản thân người lao động, có thể gây ra tai nạn lao động, ảnh hưỏng xấu đến sức khỏe người lao động. Do đó cần phải được bảo vệ tránh những tác động của các yếu tố này.
Các yếu tố điều kiện lao động là tồn tại khách quan. Do đó đảm bảo an toàn lao động là yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuẩt kinh doanh.
an-toan-trong-noi-san-xuat
An toàn lao động tại nhà máy

Công tác AT-VSLĐ có mục đích :

- Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.
- Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp do tác động nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.

Ý nghĩa công tác AT-VSLĐ :

- Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển.
- Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. Bảo đảm an toàn lao động là chăm lo đến đời sông, hạnh phúc của người lao động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội,
- Lợi ích về kinh tế : thực hiện tốt công việc an toàn lao động trong sản xuất sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động.v.v…
- Như vậy thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động là thể hiên quan tâm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao.

An toàn lao động là gì?

- Là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất. Bao gồm những nội dung về kỹ thuật an toàn, chính sách pháp luật về an toàn.
- Mục tiêu của an toàn lao động là phòng ngừa yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động.

Vệ sinh lao động là gì?

- Là hệ thống các biện pháp và phương tiện nhằm phòng ngừa tác động của yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Mục tiêu của vệ sinh lao động là bảo vệ sức khỏe người lao động.

Tính chất công tác BHLĐ :

- Tính pháp luật : quy định về AT-VSLĐ là quy định luật pháp, bắt buộc phải thực hiện. Mọi trường hợp vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm về ATLĐ, VSLĐ đều là hành vi vi phạm pháp luật về BHLĐ.
- Tính khoa học công nghệ : AT-VSLĐ gắn liền với sản xuất do vậy khoa học về AT-VSLĐ phăi gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất.
- Tính quần chúng : người lao động là người trực tiếp thực hiện quy phạm, tiêu chuẩn, quy trình về AT-VSLĐ, là người có điều kiện phát hiện các yếu tố nguy hại của quá trình sản xuất để đề xuất khắc phục hoặc tự giải quyết nguy cơ phòng ngừa TNLĐ, BNN.

(Nguồn http://kiemdinh.info/)

Hồ sơ vệ sinh an toàn lao động

Unknown

1/Giới thiệu

- Trong quá trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp thì yếu tố người lao động luôn chiếm một vai trò quan trọng. Vì thế mà việc lập hồ sơ vệ sinh lao động là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp, nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động và tăng năng suất lao động, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2/Hồ sơ vệ sinh lao động là gì?

- Hồ sơ vệ sinh an toàn lao động là hồ sơ được lập nếu dự án của doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh tác động trực tiếp đến con người và môi trường xung quanh. Tuy đây không phải là hồ sơ quan trọng, nhưng cũng cần phải thực hiện lập để hoàn thành thủ tục pháp lý khi doanh nghiệp tiến hành đưa dự án đi vào hoạt động.

3/Quy trình

- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án.
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
- Lấy mẫu nước thải, mẫu khí xung quanh và tại ống khói, lấy mẫu đất, mẫu nước ngầm.
- Đánh giá chất lượng môi trường.
- Hiện trạng các công trình, thiết bị xử lý các chất thải.
- Hiện trạng vệ sinh môi trường lao động và tổ chức y tế hoạt động tại dự án.
- Thống kê máy móc, thiết bị và các chất có nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
- Thống kê môi trường lao động và số lao động tiếp xúc với yếu tố độc hại.
- Thống kê thiết bị đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường lao động.
- Trình nộp hồ sơ lên Trung tâm y tế - An toàn và vệ sinh lao động phê duyệt.

an-toan-lao-dong-tai-nha-may
An toàn lao động tại nhà máy

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

MSDS – Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất là gì?

Unknown

1/ Giới thiệu

- Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (tiếng Anh viết tắt MSDS từ Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Nó được đưa ra để cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với hóa chất đó, không kể là dài hạn hay ngắn hạn các trình tự để làm việc với nó một cách an toàn hay các xử lý cần thiết khi bị ảnh hưởng của nó.

2/ Ứng dụng của bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất 

- MSDS thường được áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi… MSDS có tác dụng chỉ dẫn cho người vận chuyển thực hiện các quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng, hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố.

- Mặc dù thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các loại thực phẩm dạng bột không phải là hoá chất nguy hiểm, nhưng khi vận chuyển hàng qua đường hàng không đi Quốc tế, an ninh hàng không tại sân bay yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra các thành phần trong bảng chỉ dẫn có thực sự an toàn với người tiêu dùng khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không.

- Từ ngày 1/9/2015, an ninh hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài quy định tất cả các mặt hàng ngoài hoá chất, tạp chất thì thực phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm dạng kem, lỏng, bột, nước đều cần có bảng chỉ dẫn an toàn MSDS. Chỉ khi nào Khách hàng cung cấp đầy đủ chứng từ, lô hàng mới có thể được xuất ra khỏi Việt Nam, sẽ không có bất kì một trường hợp ngoại lệ nào thiếu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS mà hàng hoá được xuất thông qua các hãng chuyển phát nhanh Quốc tế như DHL, FedEx, TNT & UPS tại Việt Nam.
bang-huong-dan-an-toan-hoa-chat-msds
Bảng hướng dẫn an toàn hóa chất MSDS

3/ Vậy ai sẽ là người làm MSDS?

- MSDS sẽ do shipper (người gửi có thể là công ty sản xuất, nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân…) cung cấp để khai báo. Một MSDS hoàn chỉnh yêu cầu chính xác từ thông tin sản phẩm, tên gọi cho đến các thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ và hình thức được phép vận chuyển (qua đường hàng không hoặc đường biển).
- Một MSDS cần có mộc tròn của công ty sản xuất hoặc công ty phân phối sản phẩm, hoặc người gửi có vai trò pháp lý. Đó là lý do vì sao một MSDS giả (thông tin trên MSDS không trùng khớp với thông tin in trên sản phẩm) sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp Luật. Lô hàng kèm theo MSDS sẽ gửi từ các đơn vị đại lý vận chuyển, sau đó chuyển qua DHL, FedEx, TNT, UPS, tiêp theo Hải quan An ninh hàng không sẽ có trách nhiệm kiểm tra thực tế MSDS và hàng hoá. Nếu sai phạm, người gửi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm: Lô hàng sẽ bị tạm giữ, yêu cầu lập biên bản, đóng phạt sau đó hàng hoá có thể được trả về hoặc có thể bị huỷ.

4/ Thành phần

Một bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) phải bao gồm ít nhất là các mục sau:

  • Tên gọi thương phẩm, tên gọi hóa học và các tên gọi khác cũng như các số đăng ký CAS, RTECS v.v.
  • Các thuộc tính lý học của hóa chất như biểu hiện bề ngoài, màu sắc, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, áp suất hơi, thành phần phần trăm cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ v.v
  • Thành phần hóa học, họ hóa chất, công thức và các phản ứng hóa học với các hóa chất khác như axít, chất ôxi hóa.
  • Độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.
  • Các nguy hiểm chính về cháy nổ, tác động xấu lên sức khỏe người lao động và nguy hiểm về phản ứng, ví dụ theo thang đánh giá NFPA từ 0 tới 4.
  • Thiết bị bảo hộ lao động cần sử dụng khi làm việc với hóa chất.
  • Quy trình thao tác khi làm việc với hóa chất.
  • Trợ giúp y tế khẩn cấp khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất.
  • Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu giữ, bảo quản hóa chất trong kho (nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí, các hóa chất không tương thích v.v) cũng như các điều kiện cần tuân thủ khi tiếp xúc với hóa chất.
  • Phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường.
  • Các thiết bị, phương tiện và trình tự, quy chuẩn trong phòng cháy-chữa cháy.
  • Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường.
  • Khả năng và hệ số tích lũy sinh học (BCF).
  • Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển.


(Nguồn http://logistics4vn.com/)

An toàn vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường đối với hóa chất

Unknown

1/ An toàn lao động trong sử dụng hóa chất

- Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất nguy hiểm có thể gây nguy hại hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới môi trưởng và sức khỏe con người, vì vậy yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường là không thể thiếu.

2/ Những yêu cầu cần thiết

- Không khí để cấp thông hơi nhà xưởng, nhà kho phải hút từ vùng khí sạch, hoặc qua lọc sạch.

- Người làm việc trong môi trường hoá chất nguy hiểm phải có sức khoẻ đảm bảo yêu cầu qui định.

- Người không có trách nhiệm không được vào nơi có hoá chất nguy hiểm. Cấm ăn, uống, hút thuốc,
nghỉ ngơi, hội họp ở nơi có hoá chất nguy hiểm.

- Cơ sở có hoá chất nguy hiểm phải định kỳ khám sức khoẻ cho người lao động, theo dõi độ nhiễm độc hoá chất, kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổ chức tốt việc điều trị.

- Khi phát hiện có các sinh vật, gia súc, cây cối rau quả bị nhiễm độc ở khu vực có hoá chất nguy hiểm phải có biện pháp tiêu huỷ chúng đảm bảo an toàn vệ sinh và phải có biên bản về việc xử lý đó. Nghiêm cấm việc mua, bán trao đổi các loại đó cho người tiêu dùng trong sinh hoạt và ãn uống.

- Cơ sở có hoá chất nguy hiểm phải có hệ thống thu hồi và xử lý hơi, khí, bụi của các hoá chất nguy hiểm để đảm bảo môi trường nơi làm việc phải đạt giới hạn cho phép theo qui định pháp lý hiện hành. Khí thải ra ngoài môi trường phải đạt TCVN.

- Cần có hệ thống thu gom riêng nước mưa ở khu vực nhà xưởng, kho chứa hoá chất nguy hiểm. Nước thải từ các nhà xưởng, kho chứa hoá chất nguy hiểm phải cho vào hệ thống riêng để xử lý trước khi thải vào hệ thống chung sao cho khi thải ra ngoài môi trường phải theo các qui định.

- Những chất thải như: hoá chất hết thời hạn sử dụng, hoá chất mất phẩm chất, hoá chất rơi vãi, bao bì phế thải… phải được tập trung vào nơi quy định để xử lý kịp thời bằng phương pháp phù hợp theo qui định pháp lư hiện hành, tránh gây ô nhiễm và sự cố môi trường.

- Bãi chứa chất thải từ quá trình sản xuất phải đặt ở ngoài khu vực sản xuất, xa khu nhà ở, khu dân cư, xa nguồn cung cấp nước. Bộ phận lọc sạch xử lư nước thải, chất thải phải bố trí xa các khu nhà  sinh hoạt của người lao động, xa khu dân cư với khoảng cách đảm bảo vệ sinh an toàn theo qui định hiện hành.

- Cơ sở có hoá chất nguy hiểm phải có kế hoạch ngăn ngừa và xử lý sự cố hoá chất:

  • Phải ưu tiên áp dụng công nghệ sản xuất sạch, thay thế hoá chất độc hại bằng hoá chất không độc hại hoặc ít độc hại hơn;
  • Phải có kế hoạch hành động khẩn cấp, tự ứng cứu và các biện pháp hỗ trợ từ bên ngoài, nhằm ứng cứu và khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố hoá chất.


Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Quan trắc môi trường | dịch vụ quan trắc môi trường lao động ở Sài Gòn

Unknown

Khái niệm

Môi trường lao động là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, chế biến, làm việc hàng ngày của nhân công. Trong doanh nghiệp, môi trường lao động có vị trị vô cùng quan trọng và liên quan mật thiết tới chất lượng sản phẩm sản xuất ra, cần giám sát chặt chẽ cũng như kiểm tra chi tiết mỗi ngày để đảm bảo an toàn lao động công nhân, giúp nhà máy luôn vận hành ổn định.

Giới thiệu

Dịch vụ đo kiểm tra môi trường lao động được Công ty CP dịch vụ công nghệ Sài Gòn cung cấp cho các quý khách hàng cùng các quý doanh nghiệp tạo ra với mục đích trợ giúp khách hàng rà soát lại, kiểm tra kỹ mọi thành phần trong các công xưởng, nhà máy, xí nghiệp – nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất lao động hàng ngày của người lao động – tiến hành lập báo cáo đánh giá chi tiết cụ thể về thông số liên quan tới môi trường, đồng thời phát hiện kịp thời những sự cố phát sinh trong quá trình kiểm tra giám sát, từ đó đưa ra phương án tối ưu sửa chữa hay giải quyết tận gốc các vấn đề nảy sinh khi đo kiểm tra môi trường lao động.

quan-trac-moi-truong-nha-may
Quan trắc môi trường khu vực nhà máy

Xem thêm:

ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Unknown

Nhận thức sự nguy hiểm của hóa chất

- Hóa chất xâm nhập vào môi trường sẽ là tác nhân vô cùng nguy hiểm gây hủy hoại hệ sinh thái trong tự nhiên. Thậm chí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất cũng như sức khỏe của con người và việc gây tử vong cũng là một khả năng không phải không dễ xảy ra. Đặc biệt nếu quy mô lây lan nhanh trong một phạm vi rộng lớn thì mức độ nghiêm trọng sẽ vượt qua khả năng kiểm soát và xử lý. Thế nên chính vì những điều này mà việc lập kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất là một vấn đề hết sức cấp thiết. Và như đã đề cập nó sẽ góp phần giúp chúng ta chủ động hơn trong mọi tình huống sự cố xảy ra.

- Mặt khác nhiều công ty, xí nghiệp đã nhận thực rất rõ về vấn đề này vì thế họ đã tiến hành lập kế hoạch ứng phó hóa chất hay tràn dầu một cách khoa học và có tính ứng dụng rất cao. Và điều đó mang lại những lợi ích rất thiết thực trong quá trình sản xuất và kinh doanh. Đồng thời việc làm đó còn có ý nghĩa sâu xa hơn là đảm bảo sự an toàn cho con người cũng như bảo vệ môi trường của các loài sinh vật xung quanh. Tuy nhiên cũng có không ít đơn vị tỏ ra thờ ơ trong vấn đề này, họ xem nhẹ những hệ quả xảy ra. Chính vì thế phòng ngừa, khắc phục sự cố hóa chất luôn là nỗi lo thường trực của toàn xã hội.

- Nếu chúng ta cứ để thực trạng này tiếp diễn thì không biết cuộc sống này sẽ ra sao. Vậy nên đã đến lúc những bên có liên quan phải bắt tay ngay vào việc triển khai, lập kế hoạch ứng phó hóa chất kịp thời theo mô hình hiện đại, hiệu quả, bảo đảm tối đa việc xử lý các vấn đề về an toàn một cách có hệ thống, toàn diện. Đặc biệt lấy nguyên tắc phòng ngừa là chính bởi nếu khi sự cố xảy ra mới khắc phục thì chắc chắn rằng nó sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác mà chúng ta khó có thể lường trước được. 
kho-hoa-chat
Kho hóa chất

- Hơn thế nữa với tình hình thực tiễn hiện tại có rất nhiều loại hóa chất khác nhau được lưu giữ trong các nhà máy nhằm mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất. Chính vì thế việc xây dựng, lập kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất là điều mang tính cấp thiết, bắt buộc chứ không phải dựa trên tinh thần tự giác, tự nguyện. Tuy nhiên các quy trình, thủ tục lập ra các bản kế hoạch cũng phải phù hợp với thực tiễn cũng như tuân thủ các quy định của pháp luật. Hơn nữa song hành cũng với bản kế hoạch ứng phó với sự cố hóa chất trong vấn đề này các đơn vị sản xuất cũng phải cam kết thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các biện pháp đề ra để có thể nhằm hạn chế, ngăn ngừa các sự cố xảy ra một các tối ưu nhất. Và nếu như đơn vị sản xuất nào sai phạm cần xử lý, răn đe một cách nghiêm khắc.

- Để được tư vấn cụ thể hơn trong việc lập kế hoạch ứng phó sự cố hóa chất quý khách co nhu cầu vui lòng liên hệ với công ty cổ phần dịch vụ công nghệ Sài Gòn để được hỗ trợ tốt nhất. Đảm bảo với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tư vấn môi trường công ty sẽ là bạn đồng hành đáng tin cậy giúp quý khách đảm bảo tối đa điều kiện, môi trường sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tuân thủ những quy định pháp luật đề ra.

ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU

Unknown
Ngăn ngừa và có các biện pháp ứng phó sự cố tràn dầu là công việc hết sức cần thiết, nhưng phức tạp và khó khăn, đòi hỏi sự tổ chức, phối hợp mau lẹ và việc áp dụng các kỹ thuật phù hợp.
    Việc ngăn, quây dầu tràn có thể được tiến hành bằng các biện pháp ứng phó sự cố nhanh chóng và công cụ kỹ thuật cao hoặc đơn giản như sử dụng phao ngăn dầu chuyên dùng hoặc dùng tre nứa kết thành phao ngăn, sau đó nhanh chóng thu gom bằng mọi cách, từ bơm hút cho đến vớt thủ công; có thể dùng rơm rạ hoặc các loại vật liệu xốp dễ ngấm dầu thả xuống nước cho dầu thấm vào, sau đó vớt lên gom giữ vào nơi an toàn.
     Trường hợp tràn dầu ngoài khơi, xa bờ, có thể xem xét biện pháp ứng phó sự cố hữu hiệu là dùng chất phân tán dầu nhằm ngăn không cho dầu có khả năng loang vào gây ô nhiễm đến bờ, bởi những khu vực này thường là các khu vực nhạy cảm, là nơi sinh sống của các loại động thực vật, các khu bảo tồn thiên nhiên ven biển, các khu rừng ngập mặn cần được ưu tiên bảo vệ.
     Khi dầu đã lan và dạt vào bờ, cần nhanh chóng và bằng mọi biện pháp ứng phó, mọi phương tiện, từ thô sơ (như xẻng, xô, chậu ...) cho tới hiện đại (như xe hút nước, bơm dầu, xe ủi, ô tô tải...) tổ chức thu gom váng dầu , cặn dầu.
     Váng dầu, cặn dầu và các vật liệu bám dầu (như đất, cát, cành cây, rác bám dầu v.v...) cần gom về một nơi, ngăn quây cách ly không cho thấm ra môi trường xung quanh và sẽ được cơ quan chuyên môn hướng dẫn xử lý.
     Ngoài các biện pháp cần thiết khẩn cấp nêu trên, các nước tiên tiến đã sử dụng các công cụ hỗ trợ để giúp công tác khắc phục sự cố có hiệu quả hơn như: sử dụng vệ tinh để theo dõi các vệt dầu loang theo hướng gió hoặc thủy triều để có biện pháp xử lý kịp thời. Dùng các loại tàu và phao chuyên dụng để rải chất phân tán hoặc ngăn chặn các vết dầu loang giúp cho việc thu gom được dễ dàng.
     Ngoài các hóa chất phân tán, một biện pháp ứng phó sự cố khác là dùng các vi sinh vật hoặc các tác nhân sinh học nhằm phân tán hoặc phân hủy dầu.

ung pho su co tran dau
Ứng phó sự cố tràn dầu

Vi phạm về tiếng ồn, bị phạt như thế nào?

Unknown

Phòng kiểm soát ô nhiễm Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM) trả lời: Hành vi gây tiếng ồn, tùy mức độ có thể bị xử lý theo quy định tại nghị định 179 (năm 2013) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

muc-phat-vi-pham-tieng-on
Mức phạt do vi phạm về tiếng ồn

Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 3-6 tháng; từ 6-12 tháng (tùy mức ồn vượt bao nhiêu so với quy định).

Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật, với thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định, trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường, trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành.

Theo TT
(Nguồn http://moitruong.com.vn/)


MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT CÓ TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG CAO

Unknown

I.Tác hại của tiếng ồn và rung động:

- Trong công trình xây dựng có nhiều công tác sinh ra tiếng ồn và rung động. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép.

1.Phân tích tác hại của tiếng ồn:

a/Đối với cơ quan thính giác:

- Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng nghe tăng lên. Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm có khả năng phục hồi lại nhanh nhưng sự phục hồi đó chỉ có 1 hạn độ nhất định.
- Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm đt rõ rệt và phải sau 1 thời gian khá lâu sau khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được.
- Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khả năng phục hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ phát triển thành những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và điếc.

b/Đối với hệ thần kinh trung ương:

- Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích thích mạnh đến hệ thống thần kinh trung ương, sau 1 thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của dầu não thể hiện đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, hay bực tức, trạng thái tâm thần không ổn định, trí nhớ giảm sút...

c/Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:

- Ảnh hưởng xấu đến hệ thông tim mạch, gây rối loạn nhịp tim.
- Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày.
- Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây ra bệnh cao huyết áp.
- Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dần dần bị mệt mỏi, ăn uống sút kém và không ngủ được, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫn đến bệnh suy nhược thần kinh và cơ thể.

2.Phân tích tác hại của rung động:

- Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,...
- Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì gây ra lắc xóc càng mạnh. Tác hại cụ thể:

  • Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm rối loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ.
  • Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của tuyến giáp trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức năng giữ thăng bằng của cơ quan này.
  • Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức dẫn đến bệnh điếc nghề nghiệp.
  • Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp, làm viêm các hệ thống xương khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành bệnh rung động nghề nghiệp.
  • Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di lệch tử cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung động và lắc xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.

II.Nguồn phát sinh tiếng ồn và rung động:

1.Nguồn phát sinh tiếng ồn:

- Có nhiều nguồn phát sinh tiếng ồn khác nhau:

  • Theo nơi xuất hiện tiếng ồn: phân ra tiếng ồn trong nhà máy sản xuất và tiếng ồn trong sinh hoạt.
  • Theo nguồn xuất phát tiếng ồn: phân ra tiếng ồn cơ khí, tiếng ồn khí động và tiếng ồn các máy điện.

- Tiếng ồn cơ khí:

  • Gây ra bởi sự làm việc của các máy móc do sự chuyển động của các cơ cấu phát ra tiếng ồn không khí trực tiếp.
  • Gây ra bởi bề mặt các cơ cấu hoặc các bộ phận kết cấu liên quan với chúng.
  • Gây ra bởi sự va chạm giữa các vật thể trong các thao tác đập búa khi rèn, gò, dát kim loại,...

- Tiếng ồn khí động:

  • Sinh ra do chất lỏng hoặc hơi, khí chuyển động vận tốc lớn (tiếng ồn quạt máy, máy khí nén, các động cơ phản lực...).

- Tiếng ồn của các máy điện:

  • Do sự rung động của các phần tĩnh và phần quay dưới ảnh hưởng của lực từ thay đổi tác dụng ở khe không khí và ở ngay trong vật liệu của máy điện.
  • Do sự chuyển động của các dòng không khí ở trong máy và sự rung động các chi tiết và các đầu mối do sự không cân bằng của phần quay.

2.Nguồn rung động phát sinh:

- Trong công tác đầm các kết cấu bêtông cốt thép tấm lớn từ vữa bêtông cũng khi sử dụng các đầm rung lớn hoặc các loại đầm cầm tay.
- Từ các loại dụng cụ cơ khí với bộ phận chuyển động điện hoặc khí nén là những nguồn rung động gây tác dụng cục bộ lên cơ thể con người.

3.Các thông số đặc trưng cho tiếng ồn và rung động:

a/Đặc trưng cho tiếng ồn:

- Đặc trưng là các thông số vật lý như cường độ, tần số, phổ tiếng ồn và các thông số sinh lý như mức to, độ cao. Tác hại gây ra bởi tiếng ồn phụ thuộc vào cường độ và tần số của nó.
- Tiếng ồn mức 100-120dB với tần số thấp và 80-95dB với tần số trung bình và cao có thể gây ra sự thay đổi ở cơ quan thính giác. Tiếng ồn mức 130-150dB có thể gây huỷ hoại có tính chất cơ học đối với cơ quan thính giác (thủng màng nhĩ).
- Theo tần số, tiếng ồn chia thành tiếng ồn có tần số thấp dưới 300Hz, tần số trung bình 300-1000Hz, tần số cao trên 3000Hz. Tiếng ồn tần số cao có hại hơn tiếng ồn tần số thấp.
- Tuỳ theo đặc đIểm của tiếng ồn mà phổ của nó có thể là phổ liên tục, phổ gián đoạn (phổ thưa) và phổ hổn hợp. Hai loại sau gây ảnh hưởng đặc biệt xấu lên cơ thể con người.

b/Đặc trưng cho rung động:

- Đặc trưng là biên độ dao động A, tần số f, vận tốc v, gia tốc w.

III.Biện pháp phòng và chống tiếng ồn:

1.Loại trừ nguồn phát sinh ra tiếng ồn:

- Dùng quá trình sản xuất không tiếng ồn thay cho quá trình sản xuất có tiếng ồn.
- Làm giảm cường độ tiếng ồn phát ra từ máy móc và động cơ.
- Giữ cho các máy ở trạng thái hoàn thiện: siết chặt bulông, đinh vít, tra dầu mỡ thường xuyên.

2.Cách ly tiếng ồn và hút âm:

- Chọn vật liệu cách âm để làm nhà cửa. Làm nền nhà bằng cao su, cát, nền nhà phải đào sâu, xung quanh nên đào rãnh cách âm rộng 6-10cm.

  • Mức độ cách âm yêu cầu được xác định theo trị số cách âm D. Trị số D là hiệu số mức độ áp lực tiếng ồn trung bình ở trong phòng có nguồn ồn L1 và bên ngoài phòng có nguồn ồn L2: D = L1 - L2 (dB) (2.1)
  • D phụ tuộc vào khả năng cách âm R của tường ngăn, xác định theo công thức:

Trong đó:
       + t: hệ số truyền tiếng ồn, là tỷ số năng lượng âm đi qua tường ngăn với năng lượng đập vào tường ngăn.
- Lắp các thiết bị giảm tiếng động của máy. Bao phủ chất hấp thụ sự rung động ở các bề mặt rung động phát ra tiếng ồn bằng vật liệu có ma sát trong lớn; ngoài ra trong 1 số máy có bộ phận tiêu âm.

3.Dùng các dụng cụ phòng hộ cá nhân:

- Những người làm việc trong các quá trình sản xuất có tiếng ồn, để bảo vệ tai cần có một số thiết bị sau:

  • Bông, bọt biển, băng đặt vào lỗ tai là những loại đơn giản nhất. Bông làm giảm ồn từ 3-14dB trong giải tần số 100-600Hz, băng tẩm mỡ giảm 18dB, bông len tẩm sáp giảm đến 30dB.
  • Dùng nút bằng chất dẻo bịt kín tai có thể giảm xuống 20dB.
  • Dùng nắp chống ồn úp bên ngoài tai có thể giảm tới 30dB khi tần số là 500Hz và 40dB khi tần số 2000Hz. Loại nắp chống ồn chế tạo từ cao su bọt không được thuận tiện lắm khi sử dụng vì người làm mệt do áp lực lên màng tai quá lớn.

4.Chế độ lao động hợp lý:

- Những người làm việc tiếp xúc nhiều với tiếng ồn cần được bớt giờ làm việc hoặc có thể bố trí xen kẽ công việc để có những quãng nghỉ thích hợp.
- Không nên tuyển lựa những người mắc bệnh về tai làm việc ở những nơi có nhiều tiếng ồn.
- Khi phát hiện có dấu hiệu điếc nghề nghiệp thì phải bố trí để công nhân được ngừng tiếp xúc với tiếng ồn càng sớm càng tốt.

IV.Đề phòng và chống tác hại của rung động:

1.Biện pháp kỹ thuật:

- Thay các bộ phận máy móc thiết bị phát ra rung động.
- Kiểm tra thường xuyên và sửa chữa kịp thời các chi tiết máy bị mòn và hư hỏng hoặc gia công các chi tiết máy đặc biệt để khử rung.
- Nền bệ máy thiết bị phải bằng phẳng và chắc chắn. Cách ly những thiết bị phát ra độ rung lớn bằng những rãnh cách rung xung quanh móng máy.
- Thay sự liên kết cứng giữa nguồn rung động và móng của nó bằng liên kết giảm rung khác để giảm sự truyền rung động của máy xuống móng.

2.Biện pháp tổ chức sản xuất:

- Nếu công việc thay thế được cho nhau thì nên bố trí sản xuất làm nhiều ca kíp để san sẽ mức độ tiếp xúc với rung động cho mọi người.
- Nên bố trí ca kíp sản xuất bảo đảm giữa 2 thời kỳ làm việc người thợ có quảng nghỉ dài không tiếp xúc với rung động.

3.Phòng hộ cá nhân:

- Tác dụng của các dụng cụ phòng hộ các nhân chống lại rung động là giảm trị số biên độ dao động truyền đến cơ thể khi có rung động chung hoặc lên phần cơ thể tiếp xúc với vật rung động.
- Giày vải chống rung: có miếng đệm lót bằng cao su trong đó có gắn 6 lò xo. Chiều dày miếng đệm 30mm, độ cứng của lò xo ở phần gót 13kg/cm, ở phần đế 10.5kg/cm. Khi tần số rung động từ 20-50Hz với biên độ tương ứng từ 0.4-0.1mm thì độ tắt rung của loại giày này đạt khoảng 80%.
- Găng tay chống rung: được sử dụng khi dùng các dụng cụ cầm tay rung động hoặc đầm rung bề mặt. Yêu cầu chủ yếu là hạn chế tác dụng rung động ở chỗ tập trung vào tay. Sử dụng găng tay có lớp lót ở lòng bàn tay bằng cao su xốp dày sẽ làm giảm biên độ rung động với tần số 50Hz từ 3-4 lần. Dùng găng tay chống rung có lót cao su đàn hồi giảm sự truyền động rung động đi 10 lần.

4.Biện pháp y tế:

- Không nên tuyển dụng những người có các bệnh về rối loạn dinh dưỡng thần kinh, mạch máu ở lòng bàn tay làm việc tiếp xúc với rung động.
- Không nên bố trí phụ nữ lái các loại xe vận tải cở lớn vì sẽ gây ra lắc xóc nhiều.

Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

Unknown

Khái niệm:

- Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát ra với cường độ qua lớn, vượt quá mức chịu đựng của con người. Như vậy,tiếng ồn là một khái niệm tương đối, tùy thuộc từng người mà có cảm nhận tiếng ồn khác nhau, mức ảnh hưởng cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào bản đồ vùng ảnh hưởng tiếng ồn được thiết lập sau khi được đo.

Nguồn gây tiếng ồn:


  • Tiếng ồn giao thông.
  • Tiếng ồn trong xây dựng.
  • Tiếng ồn công nghiệp và sản xuất.
  • Tiếng ồn trong sinh hoạt.

Các dải tiếng ồn:

Décibel (dB) là đơn vị đo tiếng ồn.

  • 10-20 dB - Gió vi vu qua lá cây được xem là trạng thái yên tỉnh.
  • 30 dB - Thì thầm (trong phòng ngủ).
  • 40 dB - Tiếng nói chuyện bình thường.
  • 50 dB - Tiếng máy giặt, ồn ở siêu thị, có gây phiền nhưng còn chịu được.
  • 55 dB -70 dB - Động cơ xe hơi, xe máy, gây khó chịu, mệt mỏi.
  • 75 dB - 85 dB - Máy cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ, làm rất khó chịu.
  • 90 dB - 100 dB - phát ra ở Công trường xây dựng, ồn ở mức nguy hiểm.
  • 120dB - 140 dB - Máy bay lúc cất cánh, ồn quá lớn gây tổn thương tâm trí.

Tác hại:

    - Tiếng ồn (55dB - 70dB): làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động trí óc.
    - Tiếng ồn (75dB - 85dB): làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động.
    - Tiếng ồn (90dB): gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất cân bằng cơ thể và suy nhược thần kinh.

Biện pháp:

   - Quy hoạch kiến trúc hợp lý.
   - Giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn.
   - Sử dụng các thiết bị tiêu âm, cách âm.
   - Thiết lập bản đồ tiếng ồn quanh khu vực sản xuất.
   - Phương pháp thông tin, giáo dục con người.v.v.....


Tư vấn hệ thống xử lý nước thải

Unknown

1/ Giới thiệu:

- Cùng với sự phát triển của dân số và kinh tế, lượng chất thải nhựa phát sinh ngày càng tăng. Một phần chất thải nhựa được chôn lấp cùng với chất thải rắn sinh hoạt, một phần khác được tái chế nhưng chủ yếu với công nghệ thô sơ, lạc hậu do đó phát sinh nhiều vấn đề về môi trường và chất lượng sản phẩm tái chế không cao. Vì vậy việc hiểu và áp dụng các hệ thống xử lý nước thải cùng những phương pháp xử lý nước thải công nghiệp trong hoạt động sản xuất công nghiệp là vấn đề lớn cần quan tâm của xã hội.
- Công ty CP-DV Công Nghệ Sài Gòn (SGC) cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải áp dụng nhiều công nghệ xử lý nước thải phù hợp với từng loại nước thải như: nước thải sinh hoat, nước thải sản xuất, nước thải chăn nuôi heo, nước thải công nghiệp, nước thải thủy sản, nước thải bệnh viện, nước thải phòng khám đa khoa, nước thải y tế, xử lý nước thải xi mạ, nước thải dệt nhuộm...
Ngoài ra, SGC còn hướng dẫn bảo trì hệ thống xử lý nước thải và tư vấn cải tạo hệ thống xử lý nước thải với các công nghệ hiện đại tiết kiệm chi phí tối đa.

2/ Một số hệ thống và sơ đồ xử lý nước thải:

he-thong-xu-ly-nuoc
Hệ thống xử lý nước

he-thong-xu-ly-nuoc-thai
Hệ thống xử lý nước thải

so-do-xu-ly-nuoc-thai
Sơ đồ xử lý nước thải

so-do-xu-ly-nuoc
Sơ đồ xử lý nước
- Việc xử lý nước thải nhìn chung bao gồm 3 giai đoạn được xử lý sơ cấp, thứ cấp và hoàn thiện, để loại bỏ một cách tối đa tác dụng các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải. Bao gồm các quá trình vật lý, hóa học và sinh học để loại bỏ các chất ô nhiễm có nguồn gốc vật lý, hóa học và sinh học. Mục tiêu là để tạo ra một dòng chất thải an toàn với môi trường, điều này góp phần bảo vệ môi trường và chính yếu là bảo vệ chính sự sống của con người chúng ta.

Phân loại nước thải và các phương pháp xử lý

Unknown

1/ Các loại nước thải

1.1  Nước thải sinh hoạt

- Là nước thải được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của cộng động: tắm giặt giũ, tẫy rửa, vệ sinh ca nhân….chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ, các công trình công cộng khác.
- Thành phần nước thải thải sinh hoạt gồm hai loại:

  • Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
  • Nước thải nhiễm bẩn từ các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.

1.2  Nước thải công nghiệp

- Là loại nước thải sau quá trình sản xuất, phụ thuộc vào loại hình công nghiệp. Đặc tính ô nhiễm của và nồng độ của nước thải công nghiệp rất khác nhau phụ thuộc vào loại vào loại hình công nghiệp và công nghệ lựa chọn.
- Có hai loại nước thải công nghiệp:

  • Nước thải công nghiệp quy ước sạch: là loại nước thải sau khi sử dụng để làm nguội sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà.
  • Loại nước thải công nghiệp nhiễm bẩn đặc trưng của công nghiệp đó cần được xử lý trước khi xã vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào nguồn nước tùy theo mức độ tiếp nhận.

1.3  Nước mưa chảy tràn

- Đây là loại nước thải sau khi mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo các chất cặn bã, dầu nhớt…khi đi vào hệ thống thoát nước mưa.

2/ Phương pháp xử lý nước thải

2.1  Phương pháp cơ học.

- Phương pháp này thường là giai đoạn sơ bộ, ít khi là giai đoạn kết thúc quá trình xử lý nước thải sản xuất. Phương pháp này dùng để loại các tạp chất không tan (còn gọi là tạp chất cơ học) trong nước. Các tạp chất này có thể ở dạng vô cơ hay hữu cơ. Các phương pháp cơ học thường dùng là: lọc qua lưới, lắng, xyclon thủy lực, lọc qua lớp vật liệu cát và li tâm. Các tạp chất cơ học, các chất lơ lửng lắng có kích thước và trọng lượng lớn được tách khỏi nước thải bằng các công trình xử lý cơ học.

2.2 Phương pháp hóa học

2.2.1 Phương pháp trung hòa

- Dùng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc kiềm về trạng thái trung tính pH=6.5 – 8.5. Phương pháp này có thể thực hiện bằng nhiều cách: trộn lẫn nước thải chứa axit và nước thải chứa kiềm với nhau, hoặc bổ sung thêm các tác nhân hóa học, lọc nước qua lớp vật liệu lọc có tác dụng trung hoà, hấp phụ khí chứa axit bằng nước thải chứa kiềm…

2.2.2 Phương pháp keo tụ tạo bông

- Dùng để làm trong và khử màu nước thải bằng cách dùng các chất keo tụ (phèn, PAC..) và các chất trợ keo tụ để liên kết các chất rắn ở dạng lơ lửng và keo có trong nước thải thành những bông có kích thước lớn hơn dễ lắng trong bể lắng.

2.2.3 Phương pháp ozon hoá

- Là phương pháp xử lý nước thải có chứa các chất hữu cơ dạng hoà tan và dạng keo bằng ozon. Ozon dễ dàng nhường oxy nguyên tử cho các tạp chất hữu cơ.

2.2.4 Phương pháp điện hóa học

- Thực chất là phá hủy các tạp chất độc hại có trong nước thải bằng cách oxy hoá điện hoá trên cực anôt hoặc dùng để phục hồi các chất quý (đồng, chì, sắt…). Thông thường 2 nhiệm vụ phân hủy các chất độc hại và thu hồi chất quý được giải quyết đồng thời.

2.3 Phương pháp xử lý sinh học

- Thực chất của phương pháp này là dựa vào khả năng sống và hoạt động của các vi sinh để phân hủy – oxy hóa các chất hữu cơ ở dạng keo và hoà tan có trong nước thải.
- Những công trình xử lý sinh học được phân thành 2 nhóm:

  • Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ sinh học… thường quá trình xử lý diễn ra chậm.
  • Những công trình trong đó quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện nhân tạo: bể lọc sinh học (bể Biophin), bể làm thoáng sinh học (bể aerotank),… Do các điều kiện tạo nên bằng nhân tạo mà quá trình xử lý diễn ra nhanh hơn, cường độ mạnh hơn.

* Các quá trình xử lý sinh học chủ yếu được ứng dụng để xử lý nước thải:

1/ Quá trình hiếu khí:

- Tăng trưởng lơ lửng: quá trình bùn hoạt tính, hồ làm thoáng, phân hủy hiếu khí…
- Tăng trưởng bám dính: lọc nhỏ giọt, tiếp xúc sinh học quay, bể phản ứng tầng vật liệu cố định…
- Quá trình kết hợp tăng trưởng lơ lửng và tăng trưởng bám dính: lọc nhỏ giọt kết hợp với bùn hoạt tính.

2/ Quá trình thiếu khí:

- Tăng trưởng lơ lửng: tăng trưởng lơ lửng khử nitrat.
- Tăng trưởng bám dính: tăngtrưởng bám dính khử nitrat.

3/ Quá trình kị khí:

- Tăng trưởng lơ lửng: quá trình kỵ khí tiếp xúc, phân hủy kỵ khí.
- Tăng trưởng bám dính: kỵ khí tầng vật liệu cố định và lơ lửng.
- Bể kỵ khí dòng chảy ngược: xử lý kỵ khí dòng chảy ngược qua lớp bùn (UASB).
- Kết hợp: lớp bùn lơ lửng dòng hướng lên/ tăng trưởng bám dính dòng hướng lên.

4/ Quá trình kết hợp hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí:

- Tăng trưởng lơ lửng: quá trình một hay nhiều bậc, mỗi quá trình có đặc trưng khác nhau.
- Kết hợp: quá trình một hay nhiều bậc với tầng giá thể cố định cho tăng trưởng bám dính.
- Quá trình xử lý sinh học có thể đạt được hiệu suất khử trùng 99,9% (trong các công trình trong điều kiện tự nhiên), theo BOD tới 90 – 95%.
- Thông thường giai đoạn xử lý sinh học tiến hành sau giai đoạn xử lý cơ học. Bể lắng đặt sau giai đoạn xử lý cơ học gọi là bể lắng I. Bể lắng dùng để tách bùn hoạt tính (đặt sau bể aerotank) gọi là bể lắng II.
- Trong trường hợp xử lý sinh học nước thải bằng bùn hoạt tính thường đưa 1 phần bùn hoạt tính quay trở lại ( bùn tuần hoàn) để tạo điều kiện cho quá trình sinh học hiệu quả. Phần bùn còn lại gọi là bùn dư, thường đưa tới bể nén bùn để làm giảm thể tích trước khi đưa tới các công trình xử lý cặn bã bằng phương pháp sinh học.
- Quá trình xử lý trong điều kiện nhân tạo không loại trừ triệt để các loại vi khuẩn, nhất là vi trùng gây bệnh và truyền nhiễm. Bởi vậy, sau giai đoạn xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo cần thực hiện khử trùng nước thải trước khi xả vào môi trường.
- Trong quá trình xử lý nước thải bằng bất ký phương pháp nào cũng tạo nên 1 lương cặn bã đáng kể (=0.5 – 1% tổng lượng nước thải). Nói chung các loại cặn giữ lại ở trên các công trình xử lý nước thải đều có mùi hôi thối rất khó chịu (nhất là cặn tươi từ bể lắng I) và nguy hiểm về mặt vệ sinh. Do vậy, nhất thiết phải xử lý cặn bã thích đáng.
- Để giảm hàm lượng chất hữu cơ trong cặn bã và để đạt các chỉ tiêu vệ sinh thường sử dụng phương pháp xử lý sinh học kỵ khí trong các hố bùn ( đối với các trạm xử lý nhỏ), sân phơi bùn, thiết bị sấy khô bằng cơ học, lọc chân không, lọc ép…( đối với trạm xử lý công suất vừa và lớn). Khi lượng cặn khá lớn có thể sử dụng thiết bị sấy nhiệt.

Hệ thống xử lý nước thải với công nghệ AAO

Unknown

1/ Giới thiệu

- AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic (kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tục ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau như hệ vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà nước thải được xử lý trước khi xả thải ra môi trường.

2/ Tổng quan

Chức năng của mỗi bể


  • Kỵ khí: để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho, khử Clo hoạt động…
  • Thiếu khí: để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD.
  • Hiếu khí: để chuyển hóa NH4 thành NO3, khử BOD, COD, sunfua…
  • Tiệt trùng: bằng lọc vi lọc hoặc bằng hóa chất – chủ yếu dung hypocloride canxi (Ca(OCl)2) để khử các vi trùng gây bệnh…

xu-ly-nuoc-thai-aao
Xử lý nước thải AAO

Ưu điểm của công nghệ AAO

- Chi phí vận hành thấp.
- Có thể di dời hệ thống xử lý khi nhà máy chuyển địa điểm.
- Khi mở rộng quy mô, tăng công suất, có thể nối lắp thêm các môđun hợp khối mà không phải dỡ bỏ để thay thế.
- Công trình sử dụng công nghệ xử lý nước thải AAO của Nhật Bản, kết hợp nhiều quá trình xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ bằng vi sinh, đảm bảo xử lý được triệt để theo tiêu chuẩn cao nhất, chi phí vận hành thấp và ổn định, trình độ tự động hóa cao…

Nhược điểm của việc áp dụng công nghệ AAO

- Yêu cầu diện tích xây dựng.
- Sử dụng kết hợp nhiều hệ vi sinh, hệ thống vi sinh nhạy cảm
- Đòi hỏi khả năng vận hành của công nhân vận hành.
- Quá trình xử lý nước thải bệnh viện trong bể Anaerobic ( bể sinh học kỵ khí )
- Trong các bể kỵ khí xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật kỵ khí. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí. Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn. Các hạt bùn cặn này nổi lên trên làm xáo trộn, gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng.
- Quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh vật kỵ khí rất phức tạp (chỉ có thể hiểu rõ trong phòng thí nghiệm), tuy nhiên chúng ta cũng có thể đơn giản hóa quá trình phân hủy kỵ khí bằng các phương trình hóa học như sau:
Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng
Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)
[C5H7O2N là công thức hóa học thông dụng để đại diện cho tế bào vi khuẩn]
- Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas, có thành phần như sau:
Methane (CH4): 55 ÷ 65%; Carbon dioxyde (CO2): 35 ÷ 45%; Nitrogen (N2): 0 –÷ 3%; Hydrogen (H2): 0 ÷ 1% và Hydrogen Sulphide (H2S): 0 ÷ 1%.
Methane có nhiệt trị cao (gần 9000 Kcal/m3). Do đó, nhiệt trị của khí Biogas khoảng 4500 ÷ 6000 Kcal/m3(tùy thuộc vào % lượng khí methane). Nên trong quá trình kỵ khí ở các công trình lớn người ra có thể tận thu khí Biogas làm chất đốt.
- Quá trình phân hủy kỵ khí được chia thành 3 giai đoạn chính: phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử, tạo các axit, tạo methane.
mo-hinh-aao
Mô hình AAO

Quá trình xử lý trong bể Anoxic ( bể sinh học thiếu khí )

- Trong nước thải, có chứ hợp chất nitơ và photpho, những hợp chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải. Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril.

Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau:

- Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẻ khử Nitrat (NO3–) và Nitrit (NO2–) theo chuỗi chuyển hóa:
NO3– → NO2– → N2O → N2↑
- Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lý.

Quá trình Photphorit hóa:

- Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí.
- Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa diễn ra thuận lợi, tại bể Anoxic bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khuấy có chức năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển.
- Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý và làm nơi trú ngụ cho hệ vi sinh vật thiếu khí, tại bể Anoxic lắp đặt thêm hệ thống đệm sinh học được chế tạo từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt động 230 ÷ 250 m2/m3. Hệ vi sinh vật thiếu khí bám dính vào bề mặt vật liệu đệm sinh học để sinh trưởng và phát triển.

Quá trình xử lý nước thải bệnh viện trong bể Oxic ( bể sinh học hiếu khí )

- Đây là bể xử lý sử dụng chủng vi sinh vật hiếu khí để phân hủy chất thải. Trong bể này, các vi sinh vật (còn gọi là bùn hoạt tính) tồn tại ở dạng lơ lửng sẽ hấp thụ oxy và chất hữu cơ (chất ô nhiễm) và sử dụng chất dinh dưỡng là Nitơ & Photpho để tổng hợp tế bào mới, CO2, H2O và giải phóng năng lượng.
- Ngoài quá trình tổng hợp tế bào mới, tồn tại phản ứng phân hủy nội sinh (các tế bào vi sinh vật già sẽ tự phân hủy) làm giảm số lượng bùn hoạt tính. Tuy nhiên quá trình tổng hợp tế bào mới vẫn chiếm ưu thế do trong bể duy trì các điều kiện tối ưu vì vậy số lượng tế bào mới tạo thành nhiều hơn tế bào bị phân hủy và tạo thành bùn dư cần phải được thải bỏ định kỳ.
- Các phản ứng chính xảy ra trong bể Aerotank (bể xử lý sinh học hiếu khí) như:

Quá trình Oxy hóa và phân hủy chất hữu cơ:

Chất hữu cơ + O2 → CO2 + H2O + năng lượng

Quá trình tổng hợp tế bào mới:

Chất hữu cơ + O2 + NH3 → Tế bào vi sinh vật + CO2 + H2O + năng lượng

Quá trình phân hủy nội sinh:

C5H7O2N + O2 → CO2 + H2O + NH3 + năng lượng

- Nồng độ bùn hoạt tính duy trì trong bể Aeroten: 3500 mg/l, tỷ lệ tuần hoàn bùn 100%. Hệ vi sinh vật trong bể Oxic được nuôi cấy bằng chế phẩm men vi sinh hoặc từ bùn hoạt tính. Thời gian nuôi cấy một hệ vi sinh vật hiếu khí từ 45 đến 60 ngày. Oxy cấp vào bể bằng máy thổi khí đặt cạn hoặc máy sục khí đặt chìm.

Xử lý nước thải bằng công nghệ UASB

Unknown

1/ Giới thiệu

Ngày nay công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước có rất nhiều ngành công nghiệp chiếm vị thế quan trọng trong nền kinh tế một nước. Trong tất cả các ngành công nghiệp quan trọng không thể không kể đến ngành công nghiệp sản xuất giấy. Đó là ngành mang lại nhiều lợi nhuận và cũng là ngành sử dụng nhiều tài nguyên nhất. Đồng thời công nghiệp sản xuất giấy đã gây ra rất nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước. Để sản xuất ra giấy cần rất nhiều công đoạn mỗi công đoạn lại làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm đặc biệt là công đoạn nấu nguyên liệu và một phần lớn được sinh ra trong giai đoạn chưng bốc. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng công nghệ UASB để xử lý nước thải.

UASB (Upflow anearobic sludge blanket), là bể xử lý sinh học dòng chảy ngược qua tầng bùn kỵ khí. UASB được thiết kế cho nước thải có nồng độ ô nhiễm chất hữu cơ cao và thành phần chất rắn thấp. Nồng độ COD đầu vào được giới hạn ở mức min là 100mg/l, nếu SS>3000mg/l không thích hợp để xử lý bằng UASB.
be-loc-uasb
Bể lọc UASB

2/ Tổng quan

- Phương pháp này dựa trên cơ chế hoạt động của các vi sinh vật phát triển trong môi trường không có oxy để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng, xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng tăng lên, từ đó làm giảm COD, BOD trong nước thải.

- Cơ chế phương pháp này là nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp qua lớp bùn kỵ khí , tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật. Hệ thống tách pha phía trên bê làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí, qua đó thì các chất khí sẽ bay lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ theo máng lắng chảy qua công trình xử lý tiếp theo.

- Quá trình xử lý nước thải của công đoạn nấu nguyên liệu. Đây được coi là công đoạn chứa nhiều chất ô nhiễm đặc biệt là chất hữu cơ, hợp chất cao phân tử, ...vv.

- Quá trình xử lý bằng công nghệ này thì nước thải thô (dịch đen) được bơm trực tiếp từ phía dưới của thiết bị qua lớp đệm bùn (gồm các sinh khối dạng hạt). Xử lý xảy ra khi nước thải đến và tiếp xúc với các hạt  sinh khối tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật, hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này và sau đó đi ra khỏi thiết bị từ phía trên của thiết bị. Trong suốt quá trình này thì sinh khối với đặc tính lắng cao sẽ được duy trì trong thiết bị.
so-do-be-uasb
Sơ đồ bể UASB

- Hệ thống tách pha phía trên bể làm nhiệm vụ tách các pha lỏng - rắn và khí.
- Trong quá trình xử lý này lượng khí tạo ra chủ yếu là CH4 và CO 2 tạo nên sự lưu thông bên trong giúp cho việc duy trì và tạo ra hạt sinh học. Các bọt khí tự do và các hạt khi thoát lên tới đỉnh của bể tách khỏi các hạt rắn và đi vào thiết bị thu khí. Dịch lỏng chứa một số chất còn lại và hạt sinh học chuyển vào ngăn lắng, ở đó chất rắn đượctách khỏi chất lỏng và quay trở lại lớp đệm bùn, nước thải sau đó được thải ra ngoài ở phía trên của thiết bị.

 - Kết quả thu được qua quá trình xử lý trong nước thải dịch ngưng hàm lượng COD và BOD5 rất cao và chỉ số BOD5 /COD < 0,55, các chất hữu cơ ở ngưỡng cao.
- Tuy nhiên để thực hiện được quá trình xử lý này ta luôn phải chú ý tới điều kiện thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật như:
+ Duy trì độ pH ổn định PH=7
+ Chất dinh dưỡng: nồng độ nguyên tố N, P, S ở mức phù hợp.
+ Bùn nuôi cấy ở mức vừa phải không nên quá cao tầm 40% thể tích bể.
+ Các chất độc hại như amoni phải có nồng độ thấp.
=> Sử dụng UASB có thể xử lý được các loại nước thải có nồng độ ô nhiễm hữu cơ rất cao, COD=15000mg/l.

  • Hiệu suất xử lý COD có thể đến 80%.
  • Có thể thu hồi nguồn khí sinh học sinh ra từ hệ thống.


Xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR

Unknown

1/ Giới thiệu

- Công nghệ màng lọc sinh học MBR là công nghệ triển vọng trong thập kỷ qua ứng dụng cho cả nước cấp và xử lý nước thải. ngày nay, màng lọc sinh học MBR cũng được dùng trong xử lý nước cấp để loại bỏ chất rắn lơ lửng và màu đục của nước. Sự kết hợp giữa màng lọc sinh học MBR với quá trình bùn hoạt tính đã được đánh giá trên các công trình xử lý nước thải, tối ưu quá trình xử lý vi sinh và nước sau xử lý có thể dùng để tái sử dụng. Ba ưu điểm quan trọng và dẫn đầu của công nghệ MBR trong xử lý nước thải:

  • Nước sau xử lý bằng màng lọc sinh học MBR chất lượng và được diệt khuẩn và có hiệu quả cao trong việc loại bỏ các chất hữu cơ và vô cơ.
  • Kích thước mặt bằng được giảm thiểu tối đa so với công nghệ truyền thống.
  • Quá trình xử lý vi sinh hiệu quả và ổn định luôn được duy trì.


mang-loc-mbr
Màng lọc MBR

2/ Tổng quan

- Màng lọc sinh học MBR là gì? MBR là viết tắt cụm từ Membrane Bio Reactor (màng lọc sinh học) có thể định nghĩa là xử lý nước thải vi sinh bằng công nghệ lọc màng.
- Công nghệ màng lọc sinh học MBR đạt hiệu quả rất cao trong việc khử cả thành phần vô cơ lẫn hữu cơ cũng như các vi sinh vật có hại trong nước thải.
- Hệ thống màng lọc sinh học MBR có thể sử dụng trong môi trường phản ứng vi sinh kỵ khí hoặc hiếu khí từ sinh khối.
- Việc ứng dụng MBR kết hợp giữa công nghệ lọc màng và bể lọc sinh học như là một công đoạn trong quy trình xử lý nước thải có thể thay thế cho vai trò tách cặn của bể lắng bậc 2 và lọc nước đầu ra. Kết quả là có thể loại bỏ bể lắng bậc 2 và vận hành với nồng độ MLSS (chất rắn lơ lửng trong dung dịch bùn) cao hơn.
- Màng lọc sinh học MBR có thể là loại chìm trong bể hoặc loại đặt bên ngoài bể. Loại đặt trong bể là loại đặt trong bể Aerotank (bể làm thoáng) hoạt động bằng cách hút nước ra khỏi bể bằng bơm hút. Loại đặt ngoài bể vận hành bằng áp lực bơm đẩy ra khỏi bể MBR.

Ưu điểm của màng lọc MBR


  • Điều chỉnh hoạt động sinh học tốt hơn
  • Chất lượng đầu ra không còn vi sinh khuẩn và mầm bệnh, Loại bỏ tất cả vi khuẩn, vi sinh vật có kích thước cực nhỏ, các Coliform, E-Coli
  • Kích thước bể xử lý nhỏ hơn công nghệ truyền thống.
  • Tăng hiệu quả sinh học 10-30%
  • Thời gian lưu nước ngắn (HRT: Hydraulic Residence Times)
  • Thời gian lưu bùn dài (SRT: Sludge Residence Times)
  • Bùn hoạt tính tăng 2-3 lần
  • Không cần bể lắng thứ cấp và bể khử trùng, tiết kiệm được diện tích xây dựng.
  • Dễ dàng kiểm soát quy trình điều khiển tự động
  • Tỷ lệ tải trọng chất hữu cơ cao
  • Nhờ kích thước lỗ rỗng cực kỳ nhỏ: 0.01-0.2 μm nên ngăn cách được giữa pha rắn và pha lỏng.

be-xu-ly-mang-loc-mbr
Bể xử lý màng lọc MBR
- Ngoài ra còn các ưu điểm khác sẽ được trình bày trong các phần sau. Không chỉ thành công hàng loạt trong các nghiên cứu, công trình thí điểm mà còn thành công trong thực tế ứng dụng ở các nước khác nhau trên thế giới, các ứng dụng cho màng lọc MBR gồm:

  • Xử lý nước thải các ngành công nghiệp
  • Xử lý nước thải đô thị và tái sử dụng.
  • Nước hoàn lưu cho các tòa nhà cao cấp.
  • Xử lý nước thải bệnh viện. 

Làm thế nào màng lọc sinh học MBR trở thành giải pháp xử lý nước thải của mọi công trình?

- Hiệu suất và hiệu quả của hệ thống xử lý theo công nghệ phản ứng vi sinh truyền thống phụ thuộc vào các bể lắng như hình bên dưới.
- Khi xảy ra sự cố, lượng bùn hoạt tính có thể bị mất đi. Để duy trì các thông số lắng đầy đủ, bể bùn hoạt tính phải giới hạn lượng chất rắn hòa tan lơ lửng có trong bù (MLSS) có tỷ trọng thấp hơn 3,500mg/L.
- Tuy nhiên với công nghệ màng lọc sinh học MBR, quá trình tạo lắng bình thường được loại bỏ và thay thế bằng một hàng rào đơn giản, tin cậy và tích cực đối với các chất rắn lơ lửng và các vi sinh vật gây hại.

Công nghệ tiên tiến (sử dụng màng lọc sinh học MBR) 

quy-trinh-xu-ly-mbr
Quy trình xử lý MBR


Xử lý nước thải bằng công nghệ Aerotank

Unknown

1/ Giới thiệu

- Ngày nay do nhu cầu sử dụng nước để phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp và các ngành nghề khác nhau dẫn đến hàng loạt các vấn đề ô nhiễm nguồn nước ra tăng làm cho nguồn nước chúng ta ngày càng cạn kiệt yêu cầu mà xã hội đặt ra làm thế nào để giảm thiểu ô nhiễm. Trên thế giới có rất nhiều các phương pháp công nghệ tiên tiến khác nhau phục vụ cho quá trình xử lý như: BBR, AAO,UASB...trong đó có áp dụng một loại công nghệ truyền thống Aerotank.
quy-trinh-be-aerotank
Quy trình bể Aerotank

2/ Tổng quan

- Aerotank truyền thống là quy trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo, ở đây các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học bởi vi sinh vật sau đó được vi sinh vật hiếu khí sử dụng như một chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Qua đó thì sinh khối vi sinh ngày càng gia tăng và nồng độ chất ô nhiễm của nước thải giảm xuống. Không khí trong bể Aerotank được tăng cường bằng cách dùng máy sục khí bề mặt, máy thổi khí…để cung cấp không khí một cách liên tục.

Cơ chế Aerotank:

- Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng.

- Vi sinh vật phát triển bằng cách phân đôi. Thời gian cần để phân đôi tế bào thường gọi là thời gian sinh sản, có thể dao động từ dưới 20 phút đến hằng ngày.

- Quá trình chuyển hóa cơ chất. Oxi hóa và tổng hợp tế bào:
Chất hữu cơ + O2 => CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

- Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hòa tan trong nước DO. Tiếp theo diễn ra quá trình khử nito và nitrat hóa.

- Hợp chất hữu cơ chứa nito NH4+, sinh khối tế bào vi sinh vật, tế bào sống và tế bào chết theo bùn ra ngoài. Do quá trình thủy phân bởi enzyme của vi khuẩn và quá trình đồng hóa khử nito tạo ra các khí NO3, NO2, O2 chúng sẽ thoát vào không khí. Để  các quá trình trong Aerotank diễn ra thuận lợi thì phải tiến hành khuấy trộn hoàn toàn để nén sục oxi tinh khiết.
be-aerotank
Bể Aerotank

- Bản chất của phương pháp là phân hủy sinh học hiếu khí với cung cấp ôxy cưỡng bức và mật độ vi sinh vật được duy trì cao (2.000mg/L – 5.000mg/L) do vậy tải trọng phân hủy hữu cơ cao và cần ít mặt bằng cho hệ thống xử lý đồng thời cũng tiêu hao lượng lớn năng lượng. Nồng độ oxy hòa tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt 2 không được nhỏ hơn 2 mg/l để đảm bảo duy trì độ ổn định cung cấp oxi cho suốt quá trình.

- Trong quá trình xử lý vi sinh vật có vai trò quan trọng chúng sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hóa thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hóa hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-...
- Để sử dụng tốt phương pháp này cần tuân thủ yêu cầu chung khi vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí là nước thải được đưa vào hệ thống cần có hàm lượng SS không vượt quá 150 mg/l, hàm lượng sản phẩm dầu mỏ không quá 25mg/l, pH = 6,5 – 8,5, nhiệt độ 6oC< toC< 37oC.

Xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR

Unknown

1/ Giới thiệu

- Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa là vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường. Quá trình phát triển của công nghiệp kéo theo các vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra nghiêm trọng đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đang nguy cấp. Như ta đã biết nước là nguồn tài nguyên vô giá của nhân loại thiếu nước con người như mất đi sự sống tuy nhiên ngày nay nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng đòi hỏi cần có biện pháp khắc phục. Trên thế giới có rất nhiều công nghệ trong quá trình xử lý nước thải và trong đó có công nghệ MBBR đang được áp dụng vào nhiều dòng thải.MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là quá trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển.
gia-the-mbbr
Giá thể MBBR

2/ Tổng quan

- Bể MBBR là quá trình xử lý bằng lớp màng biofilm với sinh khối phát triển trên giá thể mà những giá thể này lại di chuyển tự do trong bể phản ứng và được giữ bên trong bể phản ứng. Đồng thời chúng không cần quá trình tuần hoàn bùn giống như các phương pháp xử lý bằng màng biofilm khác, vì vậy nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý bằng phương pháp bùn hoạt tính trong bể, bởi vì sinh khối ngày càng được tạo ra trong quá trình xử lý.

Phân loại bể MBBR:

- Bể hiếu khí là bể sử dụng các vi sinh vật hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ đồng thời trong suốt quá trình xử lý cần sục khí liên tục để cung cấp oxi cho quá trình xử lý.
Bể kỵ khí là sử dụng vsv yếm khí tức môi trường không có oxy. Mỗi bể có những tác dụng và ưu điểm khác nhau.

Bản chất của bể MBBR:

- Công nghệ màng vi sinh chuyển động tạo được sự kết hợp giữa hai quá trình xử lý hiếu khí và kỵ khí. Công nghệ này thực sự dựa trên sự phối hợp giữa kỹ thuật huyền phù (vi sinh vật phân bố đều trong môi trường nước) và màng vi sinh vật (vi sinh vật tạo thành lớp màng trên chất mang).
Để tăng cường quá trình chuyển khối (cung cấp chất ô nhiễm cho vi sinh vật xử lý, tiết kiệm dung tích bể xử lý), hệ thống xử lý được thiết kế với kỹ thuật chuyển động chất mang vi sinh trong nước nhờ khí cấp vào từ dưới đáy bể.
Kỹ thuật màng vi sinh tầng chuyển động sử dụng vật liệu mang có kích thước nhỏ, vật liệu này chuyển động hỗn loạn trong nước. Nhờ có diện tích bề mặt lớn vi sinh vật có đủ điều kiện để bám dính và phát triển trên đó với mật độ cao và thúc đẩy tốc độ quá trình oxy hóa BOD, amoni.
be-xu-ly-mbbr
Bể xử lý MBBR

Ưu điểm công nghệ MBBR:


  • Diện tích công trình nhỏ.
  • Hiệu quả xử lý BOD cao, có thể đạt mức A QCVN14:2008/BTNMT.
  • Có thể cải tiến thành công nghệ AAO để xử lý triệt để Nito, Phopho và các hợp chất khó phân hủy khác.
  • Quá trình vận hành đơn giản.
  • Chi phí vận hành thấp.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp.
  • Hàm lượng bùn tạo ra thấp.
  • Không phát sinh mùi trong quá trình vận hành.

Điều kiện quan trọng nhất của quá trình xử lý này là mật độ giá thể trong bể, để giá thể có thể chuyển động lơ lửng ở trong bể thì mật độ giá thể chiếm tứ 25 – 50% thể tích bể và tối đa trong bể MBBR phải nhỏ hơn 67%. Trong mỗi quá trình xử lý bằng màng sinh học thì sự khuyếch tán của chất dinh dưỡng ở trong và ngoài lớp màng là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình xử lý, vì vậy chiều dày hiệu quả của lớp màngcũng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
quy-trinh-xu-ly-mbbr
Quy trình xử lý MBBR

CÁC XỬ PHẠT VỀ VI PHẠM BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

Unknown
Báo cáo giám sát môi trường định kỳ đối với những đối tượng bắt buộc phải lập mà không có sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, cụ thể trong nghị đinh 179-2013-NĐ-CP về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật lĩnh vực bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau:

1. Đối tượng có quy mô lập Cam kết bảo vệ môi trường: Quy định tại Điều 8 - nghị đinh 179-2013-NĐ-CP
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường);
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;

2 . Đối tượng có quy mô lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quy định tại Điều 9 - nghị đinh 179-2013-NĐ-CP
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường);
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;

3. Đối tượng phải lập Đề án bảo vệ môi trường : Quy định tại Điều 11 - nghị đinh 179-2013-NĐ-CP

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản: đề án bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền:
+ Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường);
+ Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;

Đề án bảo vệ môi trường chi tiết: đề án bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định (về vị trí, tần suất hoặc thông số giám sát môi trường)
+ Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường theo quy định;


Tư vấn lập báo quan trắc giám sát chất lượng môi trường định kỳ

Unknown

Báo cáo giám sát môi trường là gì?

- Báo cáo giám sát môi trường định kỳ: là báo cáo định kỳ kết quả thực hiện chương trình tự quan trắc trong quá trình hoạt động của dự án đã triển khai.
- Hoạt động giám sát môi trường: là sự đo đạc, phân tích, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường theo các thông số chọn lọc ở một không gian với tần suất nhất định trong thời gian dài.
- Đối tượng thực hiện giám sát môi trường: dự án đã triển khai (đã được Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo ĐTM/ Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/ Bản cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường).
- Căn cứ thực hiện hoạt động quan trắc: Luật BVMT năm 2005, Nghị định 29/2011/NĐ-CP, Thông tư 26/2011/TT-BTNMT, Các văn bản hướng dẫn khác của địa phương, Cam kết của chủ dự án tại báo cáo ĐTM đã được phê duyệt
- Cơ quan theo dõi kiểm tra báo cáo: Cơ quan phê duyệt Báo cáo ĐTM/ Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường/ Bản cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường.
- Tuần suất thực hiện quan trắc:

  • Giám sát chất thải: 01 lần/3 tháng;
  • Giám sát môi trường xung quanh: 01 lần/6 tháng;
  • Lập báo cáo tổng hợp: 01 lần/6 tháng

Nội dung hồ sơ Báo cáo quan trắc giám sát môi trường định kỳ gồm:

I. THÔNG TIN CHUNG

- Tên đơn vị đầu tư, địa chỉ, số điện thoại:
- Người đại diện:
- Tình hình hoạt động tại KCN (căn cứ số liệu tại Biểu 1).
- Đơn vị thực hiện quan trắc:
quan-trac-moi-truong-tai-nha-may
Quan trắc môi trường tại nhà máy

II. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

- Đánh giá kết quả quan trắc môi trường theo từng đợt lấy mẫu, theo từng thành phần môi trường đất, nước thải, nước mặt, nước ngầm, không khí,... so với tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành đối với từng thành phần môi trường (căn cứ số liệu tại Biểu 2).
- Xây dựng biểu đồ và đánh giá diễn biến kết quả quan trắc theo từng đợt,  từng năm theo các thông số quan trắc đối với từng thành phần môi trường.
- Nhận xét, đánh giá về hiệu quả, tình trạng hoạt động của hệ thống, công trình xử lý xử lý nước thải tập trung (số lượng các đơn nguyên, công suất xử lý, hệ thống quan trắc nước thải tự động,...).
- Nhận xét, đánh giá về tình hình xử lý khí thải, hiện trạng thu gom, xử lý chất thải rắn (căn cứ số liệu tại Biểu 2, 3). Xây dựng biểu đồ và đánh giá diễn biến thu gom, xử lý chất thải rắn theo từng năm.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Nhận xét chung về chất lượng môi trường tại KCN.
- Nhận xét và đánh giá chung về sự tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường nói chung và hoạt động quan trắc môi trường nói riêng của các doanh nghiệp đầu tư trong KCN.
- Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).

IV. CÁC PHỤ LỤC

- Sơ đồ vị trí lấy mẫu, giám sát các thành phần môi trường theo yêu cầu của Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Các bảng, biểu theo mẫu 1, 2, 3.
- Các phiếu kết quả phân tích mẫu.
danh-gia-moi-truong-lam-viec
Đánh giá môi trường làm việc

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM

Unknown

1. Các khái niệm về báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường ĐTM ( tiếng Anh là EIA) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó ( Theo khoản 23, điều 3 giải thích từ ngữ, Chương I Quy định chung, luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13).
- Lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM là cơ sở để doanh nghiệp biết rõ hơn về hiện trạng chất lượng môi trường của mình từ đó có thể đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm hiệu quả nhằm đạt các Tiêu chuẩn môi trường theo quy định. Hơn nữa kết quả giám sát chất lượng môi trường sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đánh giá về công tác bảo vệ môi trường của Công ty.

2. Vì sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

- Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường ĐTM để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không
- Ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động của dự án.
- Hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phát triển KT-XH đi đôi với bảo vệ môi trường.

3. Vai trò và ý nghĩa trong việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

- Vai trò lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:
+ Là công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa.
+ Giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.
+ Giúp nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định.
+ Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường.
+ Góp phần cho phát triển bền vững.
- Ý nghĩa khi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM:
+ Khuyến khích quy hoạch tốt hơn.
+ Tiết kiệm thời gian và tiền trong phát triển lâu dài.
+ Giúp Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.

4. Cơ sở pháp lý áp dụng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015, Nghị định của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT , ban hành ngày 29/05/2015, của bộ Tài Nguyên Môi Trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

5. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM được quy định tại phụ lục II nghị đinh số 18/2015/NĐ-CP ( quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường).
Tại phụ lục II này bao gồm nhóm các dự án về xây dựng, nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng, dự án về giao thông, dự án về điện tử, năng lượng, phóng xạ, dự án liên quan đến thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, dự án về thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dự án về dầu khí, dự án về xử lý, tái chế chất thải, dự án về cơ khí, luyện kim, dự án chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh, gốm sứ, … và các dự án khác.
Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án phải tiến hành tham vấn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ( Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thực hiện dự án, các tổ chức và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bới dự án;
Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM hãy tiến hành lập bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường chi tiết để tránh vi phạm pháp luật.

6. Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

Để lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, cần phải thực hiện những công việc như sau:
- Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn;
- Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, KT - XH;
- Khảo sát, thu mẫu, đo đạc và phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án;
- Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án;
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập, đánh giá nhanh;
- Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực thực hiện dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng dự án;
- Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường;
- Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án;
-Tham vấn ý kiến UBND và UBMTTQ phường nơi thực hiện dự án;
-Xây dựng chương trình giám sát môi trường;
- Lập hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

7. Thời gian thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là sáu mươi (60) ngày làm việc.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM không thuộc thẩm quyền thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thời hạn thẩm định tối đa là ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những dự án phức tạp về tác động môi trường, thời hạn thẩm định là bốn mươi lăm (45) ngày làm việc.
- Thời hạn phê duyệt ĐTM tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Xem thêm: http://www.sgc.net.vn/2016/07/cac-xu-phat-ve-vi-pham-bao-cao-giam-sat.html

Vì sao cần quan trắc môi trường lao động?

Unknown

Vì sao cần đảm bảo môi trường lao động an toàn?

- Kinh tế đi đôi với lợi nhuận, vì có thể chưa nhận biết hậu quả hoặc chạy theo lợi ích trước mắt mà các chủ cơ sở hoặc doanh nghiệp không quan tâm điều kiện sức khỏe cho công nhân tại nơi làm việc.
- Trước tình hình đó, việc đo kiểm môi trường làm việc được khuyến khích nhằm hướng tới việc bảo vệ sức khỏe người lao động. Đây chính là vấn đề cấp thiết và trở thành quy định bắt buộc của Nhà Nước đối với các nhà máy, cơ sở hoạt động kinh doanh.
- Ngoài ra, đảm bảo môi trường lao động tốt sẽ giúp cho năng suất của người lao động được đảm bảo, từ đó nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh.
- Hiểu được nhu cầu đó, Công ty CP-DV công nghệ Sài Gòn (SGC) cung cấp dịch vụ đo đạc môi trường lao động, bao gồm các yếu tố như: Ánh sáng, Nhiệt độ, Độ ẩm, Vận tốc gió, Tiếng ồn, Bụi hô hấp, khí độc và Điện từ trường… để chắc chắn người lao động được làm việc trong một môi trường an toàn nhất!
quan-trac-moi-truong-lao-dong

Xem thêm: http://www.sgc.net.vn/2016/07/quan-trac-moi-truong-lao-dong.html

Coprights @ 2016, Blogger Templates Designed By Templateism | Distributed By Gooyaabi Templates Edited