Now you can Subscribe using RSS

Gửi địa chỉ mail của bạn

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Unknown

1. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản là gì?

de-an-bao-ve-moi-truong-don-gian
Bảo vệ môi trường sống

- Là báo cáo thể hiện những tác động tiêu cực của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ đến môi trường xung quanh, những tác động bao gồm: tác động đến không khí, tác động môi trường nước, tác động đến tiếng ồn, tác động đến môi trường đất.

2. Tại sao phải lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

- Đề án bảo vệ môi trường đơn giản phải được thực hiện khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa lập cam kết bảo vệ môi trường nộp cho Phòng TNMT quận (huyện). Trường hợp doanh nghiệp bắt buộc phải lập hồ sơ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) trước khi xây dựng dự án nhưng chưa thực hiện thì phải làm hồ sơ lập báo cáo đề án bảo vệ môi trường chi tiết nộp cho Sở TNMT tỉnh (Thành phố).

3. Mô tả sơ công việc lập đề án bảo vệ môi trường đơn giản

Các công việc chính bao gồm:
– Khảo sát hiện trạng môi trường xung quanh doanh nghiệp công ty/ dự án, thu thập các số liệu phục vụ viết báo cáo đề án bảo vệ môi trường;de an bao ve moi truong don gian
– Thực hiện lấy mẫu phân tích môi trường khí thải, không khí xung quanh, nước thải, ống khói (nếu có),….
– Đánh giá ảnh hưởng của các nguồn thải đến moi trường xung quanh dự án, đánh giá tác động chi tiết của từng nguồn thải đến hoạt động kinh doanh sản xuất, môi trường xung quanh;đề án bảo vệ môi trường đơn giản
– Đánh giá chi tiết các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật đã thực hiện trong thời gian qua của doanh nghiệp, công ty/dự án;
– Lên kế hoạch xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho từng nguồn thải riêng biệt – hiệu quả của các kế hoạch này;de an bao ve moi truong don gian
Đề xuất các giải pháp xử lý môi trường mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong tương lai, các cam kết của doanh nghiệp về quan trắc chất lượng môi trường sản xuất, thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ thường xuyên, đầy đủ, đúng tiến độ theo quy định của pháp luật;

4. Nơi nộp đề án bảo vệ môi trường đơn giản

– Nộp tại Phòng TNMT Quận/Huyện;
+Ngoài ra, phải nộp cho các cơ quan quản lý khác, ví dụ: khu công nghiệp nếu doanh nghiệp nằm trong KCN, khu kinh tế, Ban quản lý KCN.

Đề án bảo vệ môi trường

Unknown

Giới thiệu



- Đề án bảo vệ môi trường là thủ tục pháp lý mà các doanh nghiệp phải lập theo quy định của pháp luật. Đồng thời trong quá trình hoạt động của dự án, nếu doanh nghiệp chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hay giấy cam kết bảo vệ môi trường hoặc quyết định phê duyệtbáo cáo đánh giá tác động của môi trường (ĐTM) thì tùy thuộc vào quy mô, loại hình dự án mà các doanh nghiệp phải lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết hay đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

Nội dung

 1: Mục đích của đề án bảo vệ môi trường

 - Lập đề án bảo vệ môi trường để theo dõi diễn biến chất lượng môi trường xung quanh khu vực dự án
- Đánh giá tác động mức độ  ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp điều đó giúp cho doanh nghiệp ngăn chặn và phòng ngừa ô nhiễm, đề xuất xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và xử lý ô nhiễm.

2: Đối tượng lập đề án bảo vệ môi trường

 - Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị, nhà máy... đã đi vào hoạt động mà không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường.
    Đề án bảo vệ môi trường được chia thành 2 loại:
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi tắt là cơ sở) đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1a ban hành kèm theo Thông tư 26/2014/TT-BTNMT.
+ Cơ sở đã đi vào hoạt động trước ngày 01 tháng 4 năm 2015 có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP nhưng không có bản cam kết bảo vệ môi trường và được quy định chi tiết tại Phụ lục 1b ban hành kèm theo Thông tư 26/2015/TT-BTNMT.

3: Thực hiện đề án bảo vệ môi trường

 + Tiến hành kiểm tra dự báo điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, vị trí địa lý, khí hậu khu vực dự án.
+ Tiến hành quan trắc thu thập mẫu: đất nước, không khí, thành phần tự nhiên xung quanh khu vực tiến hành dự án.
+ Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm khi thực hiện dự án với môi trường xung quanh.
 + Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án.
+ Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
+ Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án xây dựng hệ thống xử lý chất thải tại khu vực xây dựng dự án.
+ Tiến hành xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường trong quá trình triển khai dự án.
+ Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án gồm:
• Văn bản (đơn) đề nghị thẩm định, phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
• Dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ sở hoặc hồ sơ tương đương).
• Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.
• Đĩa CD ghi toàn bộ nội dung đề án BVMT

Số lượng hồ sơ 5 bộ
 + Thành lập đoàn kiểm tra thực tế về việc bảo vệ môi trường tại doanh nghiệp.
 + Thẩm định và Quyết định phê duyệt. Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Tài nguyên và Môi Trường. Tham vấn cộng đồng Quận, huyện nơi mà dự án được tiến hành.

Xem thêm: http://www.sgc.net.vn/2016/08/de-an-bao-ve-moi-truong-don-gian.html

Giám sát môi trường định kỳ

Unknown

Giám sát môi trường định kỳ là gì?

Giám sát môi trường định kỳ là công việc cần thực hiện sau khi nhà máy hoạt động và được phê duyệt một trong những giấy tờ sau:
- Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường
- Đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc chi tiết
- Đánh giá tác động môi trường

giam-sat-moi-truong-dinh-ky-nha-may
Giám sát môi trường định kỳ tại nhà máy

Nội dung của báo cáo giám sát môi trường

Nội dung công việc được đề ra và cam kết thực hiện trong nội dung báo cáo trên và được thực hiện bởi các đơn vị có chức năng về quan trắc môi trường.
Công việc quan trắc bao gồm:
- Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng hoạt động của công ty, điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa lý, địa chất của công ty. Tiến hành khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án, các yếu tố khí hậu trong khu vực dự án
- Nhân viên sẽ xác định các nguồn gây ô nhiễm như khí thải, nước thải, chất thải rắn, chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động đề án.
- Lấy mẫu chất thải, nước thải, mẫu không khí xung quanh tại ống khối, mẫu đất, mẫu nước ngầm để tiến hành đánh giá chất lượng môi trường và tác động, ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm trên đối với môi trường, xã hội và con người xung quanh khu vực dự án. Từ đó chúng tôi sẽ tư vấn các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm nước thải và khí thải.
- Phân tích mẫu nước thải, khí thải và các tác động ô nhiễm môi trường để từ đó đánh giá và lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ cho đơn vị bạn và nộp lên cơ quan chức năng chủ quản.


Coprights @ 2016, Blogger Templates Designed By Templateism | Distributed By Gooyaabi Templates Edited