Now you can Subscribe using RSS

Gửi địa chỉ mail của bạn

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

Xử lý ô nhiễm môi trường đất và nước bằng cỏ Hương lau (Phần 2)

Unknown

II/ Đặc thù của cỏ Vetiver (tiếp theo)

- Ở Ôxtrâylia 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một nhà máy chế biến lương thực và 1,4 triệu lít nước thải/ngày tại một lò mổ sản xuất thịt bò

- Ở Srilanka, nhà máy sản xuất pin, bóng đèn, mực in Mn, Fe, Cu, Zn, Pb, 30-50%

– Xử lý nước thải chăn nuôi: Trung Quốc là nước nuôi nhiều lợn nhất trên thế giới. Năm 1998, chỉ riêng tỉnh Quảng Đông có tới 1.600 trại nuôi lợn, trong đó hơn 130 trại sản xuất hơn 10.000/trại con Lợn thịt mỗi năm. Mỗi trại lợn này xả ra 100 – 150 tấn chất thải mỗi ngày, kể cả phân lợn tập trung từ các lò mổ, chứa rất nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Xử lý nước thải ở các trại lợn là một trong những vấn đề bức xúc nhất ở những khu vực đông dân cư tại đất nước này. Vấn đề đã được giải quyết bằng việc sử dụng cỏ vetiver tạo ra các vùng đất ngập nước, chất thải được phân hủy phần lớn tại các đồng cỏ ngập nước này và chất lượng môi trường đã được cải thiện.
– Chặn giữ bùn đất và các hóa chất nông nghiệp bị rửa trôi từ đồng ruộng: Ở Thái Lan, một số thí nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoàng gia Huai Sai (tỉnh Phetchaburi) cho thấy, cỏ Vetiver trồng thành nhiều hàng theo đường đồng mức trên đất dốc có tác dụng như một đập nước sống.

 Việt Nam bước đầu thử nghiệm tại nhà máy chế biến hải sản. Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Nitơ tổng trong nước thải giảm 88% sau 48 giờ và giảm 91% sau 72 giờ, hàm lượng Phốtpho tổng giảm 80% sau 48 giờ và 82% sau 72 giờ.

2/ Bảo vệ đất

trong-co-vetiver-bao-ve-dat
Trồng cỏ Hương Lau - Vetiver bảo vệ đất

   - Ổn định đường cao tốc, đường ray xe lửa: Sử dụng công nghệ cỏ Vetiver trong lĩnh vực này vì chi phí rất thấp chỉ bằng khoảng 15% của biện pháp kỹ thuật thông thường dùng bê tông hoặc tường đá, với kỹ thuật đơn giản, có hiệu quả cao nhất, dễ dàng duy trì biện pháp sinh học để ổn định các trụ chống, tường, cống, kênh tiêu. Đặc biệt đường cao tốc và đường ray xe lửa thường đi qua các đồi núi, đồng ruộng… là những nơi chảy có dòng chảy tập trung với lượng nước rất cao, do đó thường hay bị xói mòn và sạt lở rất nghiêm trọng.

   - Ổn định đê điều trong Nông nghiệp: Ổn định đê điều ven sông ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long để chống xói mòn và sạt lỡ do bão, lũ lụt ở những vùng đê ven biển, những vùng đồng bằng thấp thường hay bị nước mặn xâm nhập khi bị thủy triều lên cao và bão. Khác với cây rễ lớn lúc sống có thể phá hại tường đê và lúc chết đi thì tạo thành đường hầm gây xói lỡ. Hệ thống rễ mảnh của cỏ Vetiver và đặc tính liên kết của nó làm cấu trúc tường vững bền lâu dài và đồng thời làm giảm tối đa sự xói mòn do lũ lụt. Cỏ Vetiver đã được sử dụng thành công để ổn định các tường đập ở Úc và Zimbabwe.

   - Ổn định các thềm trên các sườn dốc: Nhằm tạo ra các luống trồng cây lương thực hoặc cây ăn quả có giá trị cao trên những vùng đất trước đây đốt nương làm rẫy nay đã thoái hóa. Khi trồng cỏ Vetiver ở sườn dốc thì cỏ sẽ phát triển thành một hệ thống chống chịu và phục hồi những khu đất bị xói mòn mạnh và làm giảm sự lan rộng xói mòn này trong thực tế.
   - Ổn định Sông, kênh rạch, đường thủy: Sự lưu thông của tàu bè, thuyền máy trên các châu thổ sông chính, đặc biệt là châu thổ sông Mêkông thì thường tạo thành sóng và gây xói mòn và sạt lỡ rất nghiêm trọng. Do đó khi trồng cỏ Vetiver ở hai bên bờ sông, kênh rạch thì sẽ làm giảm sự xói mòn và sạt lỡ do sự lưu thông trên gây ra.

   - Ổn định đất chua và kiểm soát xói mòn: Kiểm soát xói mòn và ổn định các rãnh thoát nước, các kênh, dòng nước bị đất chua như ở Bãi Sậy– Đồng Tháp ở châu thổ sông MêKông.

   - Kiểm soát xói mòn do lũ lụt: Bảo vệ đất và vụ mùa khỏi thiệt hại do lũ lụt ở những vùng thường xảy ra lũ lụt và những vùng đất thấp.
– Trồng lúa: Cố định đê điều, kênh tưới tiêu, cải tạo đất chua và mặn.
– Trồng mía: Bảo vệ đất và giữ độ ẩm, giữ phân bón và hóa chất trong đất, ổn định các đê điều, kênh tưới tiêu, cải tạo đất chua và mặn.
– Các vườn cây ăn quả và vườn ươm cây công nghiệp: Duy trì nước ở vùng khô và bảo vệ đất ở các sườn dốc.
– Thảo nguyên, đồn điền, rừng: Cố định mương máng, cố định bờ suối, điều tiết dòng chảy và lan rộng dòng nước.
– Bảo vệ trang trại và đường làng: Ổn định các con đường này để chống lại lũ lụt và thiệt hại giao thông.
– Bảo vệ đập nước, các kệnh tưới tiêu: Giữ vững các công trình bằng đất và các tường chắn bằng bê tông.
– Bảo vệ Ao ở trang trại và làng xóm: Lọc cạn để giữ lại bùn và rác từ các vùng xung quanh có thể gây ô nhiễm hoặc làm bẩn nước cung cấp.
– Bảo vệ hạ tầng cơ sở ở những vùng lũ lụt và vùng thấp. Ổn định đê điều, bờ sông, đường đắp qua các vùng bị ngập lụt, các kênh tưới, tiêu nước.
– Bảo vệ Ao hồ nuôi trồng thủy sản: Ổn định đường và bờ, giữ môi trường đất ẩm ướt để khử chất thải gây ô nhiễm.

III/ Kết luận

   - Ứng dụng cỏ Vetiver xử lý nước thải và đất ô nhiễm là một công nghệ xử lý bằng thực vật rất mới và sáng tạo, rất có triển vọng đáp ứng được mọi yêu cầu cần thiết. Đây là biện pháp đơn giản, dễ làm, rất kinh tế, hiệu quả, sử dụng cây xanh một cách rất tự nhiên và quan trọng hơn là sản phẩm phụ của nó còn có thể dùng vào nhiều việc khác như làm nguyên liệu thủ công nghiệp, làm thức ăn gia súc, lợp nhà, làm chất đốt, che phủ đất, ủ thành mùn làm phân hữu cơ…
   - Do hiệu quả cao, đơn giản, kinh tế, hệ thống cỏ Vetiver (VS) đã được ứng dụng tại hơn 100 nước trên thế giới, từ các vùng nhiệt đới đến á nhiệt đới, trong việc xử lý nước thải ỏ thành thị, nông thôn, khu công nghiệp và phục hồi những vùng mỏ đã khai thác.

Nguồn: moitruong.com.vn/ (TH/Internet)

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Xử lý ô nhiễm môi trường đất và nước bằng cỏ Hương lau (Phần 1)

Unknown

Ở Việt Nam, trong quyển sách “Tên cây rừng Việt Nam” của Nhà xuất bản Nông nghiệp (1992) ghi nhận cỏ Vetiver được gọi là cỏ Hương bài hoặc cỏ Hương lau, có tên khoa học là Vetiveria zizanioides L. Giống cỏ này đã được trồng ở Thái Bình để sản xuất dầu thơm.

I/ Giới thiệu cỏ Vetiver (Hương lau)

Loài cỏ Vetiver có tên khoa học Vetiveria Zizanioides L. thuộc họ Graminae, họ phụ Panicoideae, tộc Andropogoneae, tộc phụ Sorghinae.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có 12 giống cỏ Vetiver được phát hiện. Có 2 loài cỏ Vetiver phổ biến đã được trồng để bảo vệ đất là V.  zizanioides và Vetiveria nigritana. Tuy nhiên, loài V. zizanioides hiện diện trong vùng đất ẩm, trong khi loài V. nigritana phân bổ ở những vùng khô hạn.

Có hai kiểu gen của loài Vetiveria zizanioides đã và đang được sử dụng nhiều:
–  Kiểu gen Bắc Ấn Độ: Là loại cỏ hoang dại và được gieo trồng bằng hạt.

–  Kiểu gen Nam Ấn Độ: Là loại cỏ có khả năng tạo màu cho đất thấp và là loài bất thụ gieo trồng bằng thân.

Giống cỏ Vetiver đã và đang được trồng rộng rãi ở Việt Nam có nguồn gốc từ Phillipin hoặc Thái Lan và thuộc dòng Nam Ấn, không ra hoa kết hạt và người ta thường gọi là cỏ Vetiver.

bo-re-co-huong-lau-vetiver
Bộ rễ cỏ Hương lau (Vetiver)

II/ Đặc thù của cỏ Vetiver

– Dạng thân cọng, chắc, đặc, cứng và hoá gỗ. Cỏ Vetiver mọc thành bụi dày đặc. Từ gốc rễ mọc ra rất nhiều chồi ở các hướng. Thân cỏ mọc thẳng đứng, cao trung bình 1,5-2m. Phần thân trên không phân nhánh, phần dưới đẻ nhánh rất mạnh.

– Phiến lá hẹp, dài khoảng 45-100cm, rộng khoảng 6-12mm, dọc theo rìa lá có răng cưa bén.

– Rễ là phần có tác dụng lớn và quan trọng nhất của cỏ Vetiver. Hệ thống rễ cỏ vetiver không mọc trải rộng mà lại cắm thẳng đứng sâu vào trong đất, kể cả rễ chính, rễ thứ cấp hoặc rễ dạng sợi. Rễ có dạng chùm không mọc trải rộng mà lại cắm thẳng đứng sâu 3-4m,  rộng đến 2,5m sau vài năm trồng (phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng)

1/ Xử lý nước thải

– Cỏ Vetiver có sức chịu đựng đối với sự biến động khí hậu cực kỳ lớn như hạn hán kéo dài, lũ lụt, ngập úng. Khả năng chịu ngập úng kéo dài đến 45 ngày ở luồng nước sâu 0,6-0,8m.  

– Có thể thích nghi rộng đối với nhiều vùng sinh thái khác nhau, phát triển được ở những vùng đất khá khắc nghiệt và cỏ được trồng với mục đích chống xói mòn, sạt lở đất để bảo vệ đất đai hoa màu.

 - Cỏ Vetiver phù hợp với đất có độ chua, độ mặn, độ phèn cao, có hàm lượng Na và Mg cao.
 - Cỏ Vetiver phù hợp với đất và nước có hàm lượng Al, Mn cao và những kim loại nặng như As, Cd, Cr, Ni, Pb, Hg, Se và Zn.
 - Cỏ Vetiver có khả năng hấp thụ một lượng lớn N và P hòa tan trong nước thải.
 - Cỏ Vetiver phù hợp với đất có hàm lượng chất dinh dưỡng cao.
 - Cỏ Vetiver có khả năng chịu nồng độ thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ cao.
 - Cỏ Vetiver có khả năng phân hủy một số hợp chất hữu cơ liên quan với thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ.
Cỏ Vetiver có thể phục hồi rất nhanh sau khi bị ảnh hưởng của hạn hán, giá lạnh, cháy, nhiễm mặn và những điều kiện bất lợi khác sau khi những điều kiện này kết thúc. 

ung-dung-co-vetiver-trong-xu-ly-nuoc-thai
Ứng dụng cỏ Vetiver trong xử lý nước thải

(Còn tiếp.....)

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Màng gốm lọc nước thải (P2)

Unknown

Nhằm đáp ứng các xu hướng này, các màng lọc gốm mới được phát triển để sử dụng trong các hệ thống lọc nước kiểu mới cho các quá trình xử lý nước công nghiệp. Các hệ thống này sẽ đạt hiệu quả năng lượng hơn để làm sạch và tuần hoàn chất lỏng, so với hệ thống truyền thống sử dụng các màng gốm dạng ống.


Chìa khóa của một vấn đề toàn cầu

   - Năng lượng và nước luôn có quan hệ gắn kết. Năng lượng cần thiết để sản xuất nước (khai thác, xử lý và vận chuyển), và nước lại cần thiết để sản xuất năng lượng (thủy điện, hơi nước để chạy turbin và là chất làm mát trong các quá trình công nghiệp). Sự khan hiếm nguyên liệu hóa thạch và nhu cầu nước sẽ ngày càng gia tăng do sự tăng dân số, nhu cầu năng lượng và các hiệu ứng biến đổi khí hậu.
   - Do áp lực từ nhu cầu tăng cao về nước, bây giờ là lúc hợp lý nhất đưa vấn đề quản lý các nhà máy sản xuất và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước cho các quá trình công nghệ vào luật và quy định trách nhiệm trong việc khai thác nước và xả thải nước. Trong tương lai, các doanh nghiệp áp dụng và phát triển các hệ thống lọc nước riêng của mình; điều này có thể bao gồm việc sử dụng các modul hay các hệ thống lọc cục bộ thay vì xả thải nước thải vào hệ thống xử lý trung tâm. Hệ thống lọc như vậy đòi hỏi các màng lọc thích hợp hơn. Điều này có nghĩa rằng các sáng tạo đổi mới để tăng hiệu quả lọc nước thải là cần thiết và sẽ được nghiên cứu kỹ hơn trong tương lai gần.
   - Theo tạp chí Global Water Interlligence, sự khan hiếm nước sẽ quyết định chính sách tái sử dụng nước của các chính phủ. Tại Trung Quốc, sử dụng nước nông nghiệp đã giảm từ 86% năm 1980 xuống 65% năm 2005; và cũng được định hướng mục tiêu giảm đến 50% vào năm 2050. Sự tăng dân số và các yếu tố kinh tế, cũng như sự thiếu nước đã khiến Trung Quốc phải có các nỗ lực xử lý nước và tái sử dụng nước. Mục tiêu của Trung Quốc là tăng nước tái sử dụng từ 14% lên 25% đến năm 2015. Các ví dụ khác bao gồm Saudi Arabia, nơi mà mục tiêu tăng lượng nước tái sử dụng từ 11% lên 65% vào năm 2016, và Tây ban Nha có mục tiêu tăng lượng nước tái sử dụng từ 11% lên 40% vào năm 2015.
  - Sự can thiệp của chính phủ sẽ trở nên phổ biến hơn, do nhu cầu cung cấp nước sạch tăng, làm tăng các áp lực tái sử dụng nước thải công nghiệp. Ví dụ, chính quyền bang Sao Paulo, Brazin, đã đưa ra các sáng kiến, để bảo vệ nước sinh họat cho dân cư trong vùng, bằng cách đưa ra quy định cấm sử dụng nước sinh hoạt cho mục đích công nghiệp. Điều này ép buộc các doanh nghiệp phải tìm kiếm các giải pháp tái sử dụng nước thải của họ, hoặc có nước tái sử dụng từ các nguồn khác. Các thiết bị lọc nước đang được đề xuất và lắp đặt để đáp ứng các nhu cầu nước của Sao Paulo. Tại Nhật, chiến lược tái sử dụng nước đã được áp dụng từ sớm do vậy hiện có hơn 90 nhà máy xử lý lọc nước bằng màng lọc.
   - Tại Mỹ, xử lý nước thải để tái sử dụng chiếm khoảng 11%. Tuy không đặt ra các mục tiêu cụ thể, Ủy ban bảo vệ các tài nguyên quốc gia (NRDC) tuyên bố rằng 10 trong số các thành phố lớn nhất nước Mỹ đang trong nguy cơ thiếu nước trầm trọng trong tương lai gần.
   - Một số nhà máy pilot của Mỹ đang sử dụng các màng gốm siêu lọc cho tái sử dụng nước công nghiệp. Hệ thống xử lý nước màng gốm được phát triển bởi Parker Water and Sanitation District (PWSD) cho một trong các nhà máy xử lý nước, xử lý nước từ bể chứa nước thải, bổ sung cho nguồn nước cấp. Trong nhà máy này, các màng gốm được ưa thích sử dụng do làm giảm các chi phí lắp đặt và được đánh giá là tuổi thọ có thể đạt tới 20 năm.

Thành phần của gốm xốp

   - Nhằm đáp ứng các xu hướng này, các màng lọc gốm mới được phát triển để sử dụng trong các hệ thống lọc nước kiểu mới cho các quá trình xử lý nước công nghiệp. Các hệ thống này sẽ đạt hiệu quả năng lượng hơn để làm sạch và tuần hoàn chất lỏng, so với hệ thống truyền thống sử dụng các màng gốm dạng ống.
   - Các nhà khoa học vật liệu và kỹ sư phát triển sản phẩm hiện đang làm việc với các thành phần gốm xốp mới với các lớp lọc khoảng 25 µm (khoảng ¼ đường kính sợi tóc). Các hệ thống lọc này được sử dụng cho các ứng dụng vi lọc và siêu lọc. Sau khi lọc, nước thải công nghiệp có thể tái sử dụng hay xả an toàn vào môi trường.
   - Độ tin cậy và độ bền của các màng gốm chất lượng cao cho phép các doanh nghiệp giảm chi phí duy trì và sử dụng năng lượng, đạt được hiệu quả tiết kiệm tổng hợp.
   - Các màng gốm thể hiện tính năng bền nhiệt môi trường cao, bền trong môi trường có các hóa chất làm sạch mạnh, hoặc đáp ứng nhu cầu lọc các chất lỏng xâm thực và có độ nhớt cao. Các màng gốm này cũng chịu được các môi trường khắc nghiệt trong các thiết bị xử lý nước thải và không phải thay thế thường xuyên như đối với vật liệu polymer.
   - Bên cạnh đó, màng gốm cũng được chế tạo với các sai số thấp về kích thước và bảo đảm được hình học phức tạp, đáp ứng các thiết kế linh hoạt và đổi mới, làm cho các modul lọc trở nên hiệu quả năng lượng hơn. Điều này có nghĩa là, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm năng lượng và giá thành liên quan đến việc bơm nước qua hệ thống lọc.
   - Phát triển bền vững bắt đầu trở thành điều quan trọng, đang tăng lên trong các doanh nghiệp. Các lợi ích môi trường của việc lọc nước đang được nhận biết tốt. Các màng lọc nước bằng gốm đời mới sẽ giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm tiền và bảo vệ tài nguyên nước.
Theo Viện VLXDVN (Nguồn http://moitruong.com.vn/)

Màng gốm lọc nước thải (P1)

Unknown

Sự khan hiếm nước trên thế giới kết hợp với sự tăng phát triển dân số dẫn đến một thực tiễn là việc sản xuất nước và tái sử dụng nước phải trở nên hiệu quả hơn. Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước - bao gồm các ngành công nghiệp thực phẩm và năng lượng - đang ngày càng phát triển, đang tìm kiếm giải pháp lọc nước bền vững nhằm tái sử dụng nước thải công nghiệp hiệu quả.


loc-nuoc-bang-mang-gom
Lọc nước bằng màng gốm

   - Trong khi đó nhiều ứng dụng rộng rãi của màng lọc dạng ống bằng polyme hoặc gốm và màng gốm xốp chất lượng cao hiện đang được phát triển như một phần của hệ thống lọc hiệu quả, nhằm cải thiện lọc hiệu quả, giảm thời gian dừng bảo dưỡng và giảm năng lượng sử dụng. Những lợi ích từ quá trình vận hành như thế có thể làm giảm giá thành xử lý nước.

Nền tảng của hệ thống lọc

    - Các màng lọc polyme hay gốm hiện được sử dụng để làm sạch, bảo tồn và tái sử dụng nước trong một số ứng dụng công nghiệp và tái chế nước thải đô thị, bao gồm các nước thải của các nhà máy, các tòa nhà và thậm chí của tàu biển. Hiện nay, các màng lọc polymer chiếm khoảng 75% thị trường màng lọc, phần còn lại là 25% thị phần thuộc về màng lọc gốm và màng lọc kim loại. Hình 1 mô tả sự đa dạng của các quá trình có thể lọc phân loại và tổng quan sử dụng chúng trong các ứng dụng đặc biệt.
    - Việc sử dụng các màng gốm là thông dụng trong sản xuất sữa và lọc nước hoa quả, nhưng trái lại, màng lọc polymer hiện đang chiếm ưu thế trong lĩnh vực xử lý nước thải. Do giá thành thấp nên các hệ thống sử dụng màng lọc polymer được sử dụng rộng rãi trong thị trường lọc nước thải. Tuy nhiên, trong khi các mạng lọc polymer rẻ hơn so với màng lọc gốm tương đương, nhưng các hệ thống lọc polymer lại đòi hỏi phải thay thế các bộ lọc thường xuyên hơn.
    - So với các màng gốm, độ bền thấp của các polymer làm hạn chế số lượng lĩnh vực ứng dụng của chúng. Nói chung, bộ modul lọc màng gốm thường có vỏ kim loại nên bị hạn chế sử dụng trong các môi trường xâm thực so với phần lọc gốm của nó. Ngược lại, khi màng polymer được sử dụng trong các môi trường xâm thực khắc nghiệt, thì chúng lại bị ăn mòn trước tiên. Ngoài ra, tốc độ chảy thông qua các màng gốm có thể cao hơn qua các màng polymer với cùng đường kính lỗ rỗng. Các bộ lọc gốm cũng đòi hỏi áp lực thấp hơn (và năng lượng thấp hơn) để tuần hoàn chất lỏng.
    - Do việc tái sử dụng nước trở thành vấn đề quan trọng hơn nên trong một số lĩnh vực ứng dụng công nghiệp có đòi hỏi đặc biệt đang đối mặt với nhu cầu lọc tăng cường các môi trường khắc nghiệt. Do màng gốm đặc biệt bền hóa học và mài mòn nên việc sử dụng chúng có ưu thế hơn màng polymer ở một số ứng dụng. Một trong các ví dụ về môi trường khắc nghiệt là sự phân tách dầu, nước và cát trong công nghiệp khai thác dầu – quá trình bao gồm cả xâm thực hóa học và mài mòn.
    - Trong khi màng lọc gốm có thể chịu được pH trong khoảng giá trị từ 0 đến 14, thì màng polymer chỉ bền trong khoảng pH hẹp; màng polymer có thể sử dụng có chọn lọc để bền môi trường trung hòa, axít hoặc pH kiềm thấp nhưng nói chung không thể bền trong ba môi trường nêu trên với cùng loại vật liệu polymer. Màng gốm cũng có thể dùng cho các ứng dụng nhiệt độ cao. Chúng có thể được tiệt trùng hay làm sạch bằng hơi nước trong các ứng dụng đặc biệt, ví dụ như trong công nghiệp y tế, nơi mà không thể sử dụng polymer. Hơn nữa, màng lọc gốm bền và cứng hơn làm chúng ổn định hơn về kích thước trong điều kiện có áp suất so với vật liệu polymer.
    - Trong việc lọc nước chứa dầu hay axit béo (các chất hoạt động bề mặt), thì các chất phân tán hóa học (phá vỡ huyền phù) thường được sử dụng để hạn chế sự hình thành lớp bám hữu cơ trên bề mặt các màng lọc hữu cơ. Các màng lọc gốm chất lượng cao tỏ ra bền hơn đối với các lớp bám mà không cần sử dụng các hóa chất phân tán.
    - Trong khi sự hình thành các lớp bám trên màng lọc polymer và gốm là điều không tránh khỏi, thì màng lọc gốm có thể đáp ứng nhiều ứng dụng hơn do nó phù hợp với các hệ thống có quá trình làm sạch tại chỗ (clean-in-place CIP). Trong một số ứng dụng, màng lọc phải được làm sạch bằng các hóa chất mạnh và phải có khả năng chịu được áp suất cao từ hai phía. Điều này là đặc biệt cần thiết khi thực hiện xả ngược để ngăn sự hình thành lớp bám trên bề mặt màng lọc hoặc trong các lỗ, dẫn đến giảm công suất lọc của màng.
    - Ví dụ việc làm sạch bằng các chất làm sạch hóa học peroxide hoặc bằng hơi nước nhiệt độ cao là chấp nhận được đối với gốm, nhưng không thể sử dụng cho polymer. Việc làm sạch bằng quá trình đốt, dùng không khí nhiệt độ cao có thể áp dụng cho màng lọc gốm nhưng sẽ làm chảy màng polymer. Giải pháp làm sạch tại chỗ (clean-in-place CIP) có thể được tiến hành liên tục và tự động trong suốt quá trình lọc nếu sử dụng màng gốm, tuy nhiên sẽ khó hơn đối với màng polymer.
    - Đồng thời, khi các ngành công nghiệp áp dụng quy trình tái sử dụng nước và các phương pháp lưu giữ nước thì các ngành này cũng đang làm giảm tác động xâm thực của sản xuất này đến các thiết bị sản xuất của mình. Việc lựa chọn màng lọc và thiết kế hệ thống lọc là nhằm làm giảm tác động đến thiết sử dụng trong các hệ thống lọc.Các màng gốm mới được phát triển gần đây có thể đạt được tính gọn nhẹ (tăng diện tích bề mặt của màng trên một đơn vị thể tích) do tính linh hoạt của thiết kế và hình học của chúng. Tính gọn nhẹ và thiết kế đã được cải thiện của các modul lọc gốm cũng góp phần làm tăng hiệu quả năng lượng của các hệ thống lọc.
Theo VIBM (Nguồn http://moitruong.com.vn/)
Xem thêm: Màng gốm xử lý nước thải (phần 2)

Coprights @ 2016, Blogger Templates Designed By Templateism | Distributed By Gooyaabi Templates Edited